Chính phủ tiếp tục nhắc nhở Bộ Tài chính sớm đưa ra giá thành lúa đông xuân để xác định giá thu mua lúa. Thế nhưng, đến thời điểm này, Bộ Tài chính vẫn chưa đưa ra được giá thành dù vụ đông xuân đã thu hoạch gần xong
Trong buổi họp báo ngày 22-3, tại TPHCM, Hiệp hội Lương thực VN (VFA) đã đưa ra nhiều nhận định lạc quan về thị trường lúa, gạo trong những ngày tới.
Do chưa xác định được giá thành nên giá mua lúa đang bị tạm tính.
Ảnh: NG.TRINH
Giá lúa tăng nhẹ
Thông tin từ VFA, đến thời điểm này, thực hiện kế hoạch thu mua gạo tạm trữ 1 triệu tấn của đợt 1, 30 doanh nghiệp (DN) đã thu mua được 789.000 tấn (đạt 75% so kế hoạch). Dự kiến, đến cuối tháng 3 này, các DN sẽ hoàn thành kế hoạch của đợt 1. Ông Phạm Văn Bảy, Phó Chủ tịch VFA, cho biết hiệp hội đã thống nhất và chỉ đạo sau khi hoàn thành kế hoạch nói trên, 30 DN được giao phải tiếp tục mua đợt 2 thêm 500.000 tấn gạo để giữ giá lúa ổn định.
Thông tin từ VFA, đến thời điểm này, thực hiện kế hoạch thu mua gạo tạm trữ 1 triệu tấn của đợt 1, 30 doanh nghiệp (DN) đã thu mua được 789.000 tấn (đạt 75% so kế hoạch). Dự kiến, đến cuối tháng 3 này, các DN sẽ hoàn thành kế hoạch của đợt 1. Ông Phạm Văn Bảy, Phó Chủ tịch VFA, cho biết hiệp hội đã thống nhất và chỉ đạo sau khi hoàn thành kế hoạch nói trên, 30 DN được giao phải tiếp tục mua đợt 2 thêm 500.000 tấn gạo để giữ giá lúa ổn định.
Bán phá giá sẽ bị cắt hợp đồng tập trung
Hiện có thông tin một số DN ký hợp đồng xuất khẩu với mức thấp hơn mức giá định hướng của VFA từ 50 USD- 60 USD/tấn. VFA xác nhận là có thông tin trên nhưng việc xác minh để xử lý thì hiệp hội không có quyền. Việc tìm chứng cứ không khó nếu được ngân hàng hỗ trợ. Nhưng hiện nay, ngân hàng chỉ cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý Nhà nước như Bộ Công Thương, Bộ Tài chính. Tuy vậy, hiện nay, hiệp hội đã có cách xử lý vấn đề này. Nếu nghi ngờ thành viên xuất phá giá, VFA sẽ buộc đơn vị này chia lại 30% giá trị hợp đồng. Qua đó, có thể phát hiện sai phạm. Nếu DN liên tục vi phạm sẽ bị chế tài bằng cách không chia hợp đồng xuất khẩu tập trung. |
Sau đó, nếu giá lúa vẫn chưa được cải thiện, VFA sẽ tổ chức mua tiếp. Hiện nay, giá lúa loại thông thường mua tại nhà máy từ 4.200 đồng- 4.500 đồng/kg, tăng từ 200 đồng- 500 đồng/kg so với giá VFA buộc các DN phải mua (4.000 đồng/kg). Giá lúa hạt dài, lúa thơm đã lên 5.000 đồng- 5.500 đồng/kg.
Về việc giá thu mua lúa tối thiểu 4.000 đồng/kg, bảo đảm nông dân có lãi 30% như ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ông Phạm Văn Bảy cho biết đã nhiều lần có văn bản và mới đây, ngày 13-3, Chính phủ tiếp tục có văn bản nhắc nhở Bộ Tài chính sớm đưa ra giá thành sản xuất lúa đông xuân để xác định giá thu mua lúa. Thế nhưng, đến thời điểm này (đã thu hoạch gần xong vụ lúa đông xuân), Bộ Tài chính vẫn chưa đưa ra được giá thành của lúa. Cơ quan này cho rằng phải thu hoạch xong mùa vụ, xác định năng suất chính xác mới tính được giá thành (!).
Chưa tính đủ chi phí thuê đất, trượt giá
“Đầu năm, giá lúa rớt liên tục, không để giá lúa giảm tiếp nên VFA dựa vào giá thành của sở NN-PTNT các địa phương để đưa ra giá mua tạm trữ là 4.000 đồng/kg lúa. Nếu không mua lúa tạm trữ, giá lúa sẽ còn rớt tiếp chứ không tăng lên như hiện nay. Với mức giá mua này, vô tình VFA bị mang tiếng là tự định giá”- ông Phạm Văn Bảy giải thích thêm.
“Đầu năm, giá lúa rớt liên tục, không để giá lúa giảm tiếp nên VFA dựa vào giá thành của sở NN-PTNT các địa phương để đưa ra giá mua tạm trữ là 4.000 đồng/kg lúa. Nếu không mua lúa tạm trữ, giá lúa sẽ còn rớt tiếp chứ không tăng lên như hiện nay. Với mức giá mua này, vô tình VFA bị mang tiếng là tự định giá”- ông Phạm Văn Bảy giải thích thêm.
Theo Sở NN-PTNT tỉnh An Giang, giá thành lúa hiện nay là 19.181.000 đồng/ha, tương đương 2.740 đồng/kg lúa. Trong đó có tính đầy đủ chi phí sửa bờ, gieo mạ, công phun thuốc, công bón phân, cấy dặm, nhổ cỏ, gặt, gom lúa, tuốt lúa, phơi lúa là 6.080.000 đồng/ha. Chi phí làm đất, giống, phân bón, thuốc trừ sâu, nông cụ, bơm nước, trả lãi vốn vay hơn 13,1 triệu đồng/ha. Tuy vậy, cách tính trên không tính đến chi phí thuê đất, trượt giá. Vấn đề này, theo ông Bảy là khó tính vì phức tạp. Hộ nghèo, hộ giàu đều có thuê đất. Nhưng tỉ lệ thuê đất chính xác là bao nhiêu thì chưa có ai tính được. Còn vấn đề trượt giá, theo VFA, giá phân bón, thuốc trừ sâu tuy có tăng nhưng không lớn.
Có đại biểu đặt vấn đề hiện nay, theo giá xuất định hướng của VFA là 440 USD/tấn, tức DN xuất khẩu sẽ lãi đậm. Theo ông Bảy, với giá thu mua 4.000 đồng/kg lúa, tương đương 380 USD/tấn gạo nếu mang đi xuất khẩu trong thời điểm này sẽ bị lỗ. Vì lãi suất ngân hàng hiện nay đã lên 16%-17%/năm, ngoài ra, còn nhiều chi phí khác như tái chế, lưu kho…
Nhiều thị trường nhập thêm gạo
Theo VFA, đến thời điểm này, VN đã ký hợp đồng xuất khẩu trên 3 triệu tấn gạo, so với cùng kỳ năm ngoái giảm 12%, số lượng đã xuất là 983.275 tấn. Giá gạo xuất khẩu bình quân ký trong tháng 3 là 473 USD/tấn.
Tuy số lượng gạo xuất khẩu có giảm trong những tháng đầu năm nhưng với những thông tin mới đây cho thấy tình hình không đến nỗi bi quan, thị trường đang tốt lên. Nhiều khách hàng đang quay lại tìm kiếm DN VN để đàm phán mua gạo, họ cũng chấp nhận với mức giá nhích dần lên. Hai tháng trước, chỉ có thực hiện các hợp đồng tập trung (ký kết ở cấp Chính phủ) còn hợp đồng thương mại gần như không có thì nay đã có trở lại. Nhiều thị trường trên thế giới cũng đang muốn nhập khẩu gạo VN như Indonesia, Nam Mỹ, Bangladesh.
Ngoài ra, thị trường Iraq vừa có thêm hợp đồng 60.000 tấn, nâng tổng số lên 150.000 tấn đã ký từ đầu năm đến nay. Philippines đang có nhu cầu nhập khẩu thêm 800.000 tấn. Nhiều địa phương ở Trung Quốc đang bị hạn hán, mất mùa, đang có nhu cầu nhập khẩu gạo từ VN. Như vậy, giá lúa có thể tăng trong thời gian tới.
Nhiều thị trường nhập thêm gạo
Theo VFA, đến thời điểm này, VN đã ký hợp đồng xuất khẩu trên 3 triệu tấn gạo, so với cùng kỳ năm ngoái giảm 12%, số lượng đã xuất là 983.275 tấn. Giá gạo xuất khẩu bình quân ký trong tháng 3 là 473 USD/tấn.
Tuy số lượng gạo xuất khẩu có giảm trong những tháng đầu năm nhưng với những thông tin mới đây cho thấy tình hình không đến nỗi bi quan, thị trường đang tốt lên. Nhiều khách hàng đang quay lại tìm kiếm DN VN để đàm phán mua gạo, họ cũng chấp nhận với mức giá nhích dần lên. Hai tháng trước, chỉ có thực hiện các hợp đồng tập trung (ký kết ở cấp Chính phủ) còn hợp đồng thương mại gần như không có thì nay đã có trở lại. Nhiều thị trường trên thế giới cũng đang muốn nhập khẩu gạo VN như Indonesia, Nam Mỹ, Bangladesh.
Ngoài ra, thị trường Iraq vừa có thêm hợp đồng 60.000 tấn, nâng tổng số lên 150.000 tấn đã ký từ đầu năm đến nay. Philippines đang có nhu cầu nhập khẩu thêm 800.000 tấn. Nhiều địa phương ở Trung Quốc đang bị hạn hán, mất mùa, đang có nhu cầu nhập khẩu gạo từ VN. Như vậy, giá lúa có thể tăng trong thời gian tới.
NGUYỄN HẢI/ NLĐ
Bình luận (0)