Y tế - Văn hóaDinh dưỡng học đường

Mùa thi cần “sức khỏe vàng”

Tạp Chí Giáo Dục

Đó là li khuyên ca các bác sĩ và chuyên gia tâm lý dành cho hc sinh cui cp khi mùa thi bt đu ti. Theo đó, đ có sc khe tt hc sinh cn có kế hoch hc tp khoa hc và thi gian vn đng, ngh ngơi mt cách hp lý.

Ngoài kế hoch hc tp khoa hc, hc sinh nên có thi gian ngh ngơi và vn đng đ nâng cao sc khe (nh minh ha)

Nhng sai lm trong ôn thi

Theo chuyên gia tâm lý học đường Vũ Thiện Toàn, trong quá trình học tập, đặc biệt là giai đoạn ôn thi nhiều học sinh đã mắc nhiều sai lầm dẫn đến sức khỏe giảm sút, kết quả thi không đạt được hiệu quả cao như mong đợi. Cụ thể, nhiều học sinh mắc một số sai lầm như: xây dựng kế hoạch học tập thiếu khoa học, ôn tập tràn lan thiếu tập trung, thiếu sáng tạo tư duy logic…

Ông Toàn chia sẻ: Nhiều học sinh cũng như cha mẹ của các em thường cho rằng cứ cố gắng học thật nhiều thì sẽ giỏi, sẽ đạt kết quả tốt, đúng theo câu nói “cần cù bù thông minh”. Nhưng ngày nay, việc học tập của học sinh đã có nhiều thay đổi, đòi hỏi các em cần có sự chủ động, ý thức tự học, sự tư duy…, từ đó mới có thể đạt được kết quả trong việc tích lũy kiến thức. Do vậy, các em cần sớm hình thành và phát triển kỹ năng học tập khoa học ngay từ lúc bắt đầu đi học, mà kỹ năng học tập khoa học đó chính là xây dựng kế hoạch học tập phù hợp với bản thân với các yếu tố quan trọng nhất sau đây mà các em thường ít chú tâm như:

Thứ nhất là yếu tố khả năng của bản thân, tức là mỗi học sinh sẽ có đặc điểm, sở thích, sở trường, hoàn cảnh… khác nhau, nên năng lực của mỗi em sẽ hoàn toàn khác. Ví dụ: có em học tốt môn văn, có em lại có năng khiếu với môn toán, em khác lại thích vẽ. Khi có thế mạnh về môn học nào đó, các em thường có khuynh hướng đầu tư cho môn đó nhiều hơn, dẫn đến kết quả học tập chưa đều và có kết quả học tập chưa tốt. Do đó, phụ huynh và thầy cô cần hỗ trợ giúp các em khám phá thêm khả năng của bản thân. Hỗ trợ các em lên kế hoạch học tập phù hợp cho các môn học một cách hợp lý hơn, môn chưa tốt cần được đầu tư thời gian, đối với các môn năng khiếu thì học nâng cao để phát huy sở trường.

Thứ hai là phải xác định rõ yếu tố mục tiêu cần đạt được. Các em cần phải xác định được mục tiêu rõ ràng để đánh giá được mình đã thực hiện đến đâu và có cần thay đổi cho phù hợp hơn không? Tránh đặt mục tiêu chung chung như: khi thấy học chưa tốt môn toán thì từ nay về sau cần nỗ lực học tập để đạt kết quả tốt hơn. Đây là một mục tiêu không rõ ràng. Cần xác định cụ thể hơn, ví dụ đặt mục tiêu như: trong tuần này sẽ giải thêm 2 đề toán tham khảo của trường bạn, mỗi ngày sẽ học thuộc 3 từ vựng tiếng Anh…

Thứ ba là yếu tố chuẩn xác của thời khóa biểu. Theo đó, thời khóa biểu phải khoa học phân bổ đều cho việc học, nghỉ ngơi sinh hoạt cá nhân và vui chơi giải trí. Cụ thể, cần đảm bảo được các yếu tố: cân đối hài hòa giữa lịch học chính khóa và học thêm, giữa các môn chính và phụ; xen kẽ giữa các môn học và thời gian nghỉ ngơi để dễ tiếp thu; đảm bảo tính chính xác về tuân thủ thời gian biểu.

Vn đng hp lý giúp hc tp hiu qu hơn

Chuyên gia tâm lý học đường Vũ Thiện Toàn cho biết, đối với lứa tuổi học sinh năng động, để học tập và thi cử đạt kết quả cao ngoài vấn đề học tập, xây dựng kế hoạch học tập khoa học thì quá trình vận động, nghỉ ngơi cũng không kém quan trọng. Theo đó, ngoài thời gian cho việc học, giờ ăn, nghỉ ngơi vào buổi trưa và tối, thì học sinh cần lên kế hoạch vận động với những môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, cầu lông, bóng bàn… Đối với những môn thể thao vận động mạnh như đá bóng, bơi lội, nếu chơi thì cần giữ lịch thường xuyên để đảm bảo sức bền, tránh việc thỉnh thoảng mới chơi thì sẽ khiến cơ thể dễ mệt mỏi do vận động quá sức.

Song song với sức khỏe về thể chất là sức khỏe về tinh thần. Ông Toàn đưa ra lời khuyên: “Để có tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng mệt mỏi, mỗi ngày học sinh nên dành khoảng 15 đến 20 phút cho sở thích riêng, ví dụ như đọc sách truyện, nghe nhạc… để bản thân có thời gian nghỉ ngơi riêng một cách thoải mái. Ngoài ra, dịp cuối tuần học sinh có thể dành thời gian đi gặp gỡ bạn bè nếu điều kiện cho phép. Quá trình học tập nếu cảm thấy mệt mỏi, học mất tập trung hay có ngáp ngủ, học sinh nên tạm nghỉ 5 phút, đứng lên đi dạo để cơ thể lấy lại tỉnh táo. Đặc biệt, học sinh cần tránh thức khuya học bài, nhất là vào các khung giờ từ 0 giờ đến 5 giờ sáng. Bởi đây là khoảng thời gian để cơ thể cần được nghỉ ngơi hồi phục sức khỏe cho ngày mai. Mỗi ngày không nên dùng điện thoại hay máy tính bảng hoặc laptop với thời lượng quá 2 tiếng đồng hồ, bởi sẽ rất hại cho việc tập trung trí não, ảnh hưởng xấu đến quá trình học tập và sức khỏe…”.

Nhã Nam

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)