Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Mùa tuyển sinh 2019: Nhiều trường sử dụng kỳ thi riêng

Tạp Chí Giáo Dục

Đây là thông tin đáng chú ý đưc đi din nhiu trưng ĐH đưa ra trong chương trình tư vn tuyn sinh “Đúng ngành ngh – Sáng tương lai” ln th 11 năm 2019 do Báo Giáo dc TP.HCM phi hp vi S GD-ĐT TP và ĐHQG TP.HCM t chc va qua ti Trưng THPT Nguyn Công Tr (Q.Gò Vp).

Chuyên gia tâm lý Đào Lê Hòa An trao đi vi các em hc sinh Trưng THPT Nguyn Công Tr v cách thc trang b k năng

Chương trình còn có sự đồng hành của Trường ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM (UEF) và Trường ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH)… không chỉ cung cấp những thông tin hữu ích về tuyển sinh mà còn giúp học sinh giải đáp những thắc mắc về nhiều ngành nghề.

TS. Nguyễn Đức Nghĩa (nguyên Phó Giám đốc ĐHQG TP.HCM) cho hay mùa tuyển sinh năm 2019, bên cạnh việc sử dụng các phương thức truyền thống như điểm của kỳ thi THPT quốc gia, điểm học bạ thì nhiều trường sẽ sử dụng kỳ thi riêng để chọn lọc hoặc là làm phương thức xét tuyển độc lập. Với nhiều phương thức tuyển sinh như vậy, TS. Nguyễn Đức Nghĩa cho rằng cửa vào ĐH của học sinh sẽ thêm rộng. Tuy nhiên, lời khuyên của TS. Nguyễn Đức Nghĩa trước sự đa dạng về phương thức xét tuyển đối với học sinh là đừng quá “ôm đồm” nhiều phương thức mà nên xác định rõ bản thân phù hợp với ngành nghề nào, tập trung hết sức vào những môn trọng tâm để “về đích”.

Trao đổi với các em học sinh trong trường, PGS.TS Phan Nhật Thanh (đại diện Trường ĐH Luật TP.HCM) cho hay năm 2019, Trường ĐH Luật TP.HCM sẽ vẫn tiếp tục sử dụng kỳ thi riêng làm một trong những yếu tố xét tuyển. Nói về kỳ thi riêng của trường, PGS.TS Phan Nhật Thanh cho biết: “Kỳ thi năng lực sẽ không kiểm tra về khả năng toán, lý, hóa của các em mà sẽ kiểm tra về khả năng sử dụng tiếng Việt, kiến thức tổng hợp, kiến thức pháp luật, khả năng tư duy logic và lập luận. Bài thi sẽ gồm 100 câu trắc nghiệm trong vòng 75 phút, kiểm tra xem các em có phù hợp với ngành mà các em lựa chọn hay không. Đồng thời, loại trừ những khả năng do may mắn, “học tài thi phận” mà vào được trường”.

Tương tự, Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng cũng sẽ sử dụng thêm một phương thức xét tuyển mới là kỳ thi riêng do trường tổ chức. Kỳ thi riêng này dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 5, thí sinh sẽ được lựa chọn thi 2 trong số các môn toán, văn, lý, hóa, sinh và tiếng Anh. Với phương thức tuyển sinh này, theo TS. Nguyễn Thị Hiền Thanh (Trưởng phòng Tuyển sinh nhà trường), trường sẽ dành 30% chỉ tiêu ở tất cả các ngành đào tạo. Ngoài ra, 50% chỉ tiêu theo kết quả kỳ thi THPT quốc gia; 10% chỉ tiêu dành cho phương thức xét tuyển theo học bạ THPT với tổ hợp 3 môn xét tuyển của lớp 12 và hạnh kiểm khá trở lên. Bên cạnh đó, 5% chỉ tiêu dành cho thí sinh đã hoàn thành chương trình THPT quốc tế; 5% chỉ tiêu còn lại sẽ tuyển bằng kết quả của kỳ thi SAT (tối thiểu 800 trở lên).

Đại diện Trường ĐH FPT – ThS. Lê Võ Bình Minh (Trưởng phòng Phát triển cá nhân và Quan hệ doanh nghiệp nhà trường) cũng mang đến cho các em học sinh những thông tin mới về kỳ thi riêng của trường. Theo đó, kỳ thi riêng của Trường ĐH FPT sẽ diễn ra 2 đợt là tháng 5 và tháng 7. Thí sinh dự thi phải trải qua 2 phần thi, gồm: bài thi trắc nghiệm và bài viết luận. Trong đó, bài thi trắc nghiệm với 90 câu hỏi sẽ kiểm tra các kiến thức tổng quát từ khả năng tính toán, xã hội, chỉ số cảm xúc, chỉ số thông minh. Còn bài thi viết luận lại đánh giá thí sinh ở cách thể hiện quan điểm của bản thân. “Trong bài viết luận sẽ không có đáp án đúng sai mà các em càng thể hiện quan điểm của mình một cách chặt chẽ, lập luận logic thì càng được đánh giá cao. Tổng điểm 2 bài thi nếu các em giành được 50-60% là có cơ hội học tại trường. Nếu điểm càng cao thì các em lại càng có khả năng giành học bổng của trường từ 50 đến 100%”, ThS. Lê Võ Bình Minh cho biết.

Trang bị kỹ năng như thế nào khi học ĐH?

Trước băn khoăn của học sinh Trường THPT Nguyễn Công Trứ về việc trong môi trường ĐH cần phải trang bị các kỹ năng như thế nào để có thể đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng và có việc làm ngay sau khi ra trường. Giải đáp băn khoăn này, chuyên gia tâm lý Đào Lê Hòa An cho rằng ở môi trường ĐH, hầu hết các trường đều trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng để đảm bảo rằng khi ra trường, người học có việc làm. Thế nhưng, có việc làm hay không lại hoàn toàn phụ thuộc vào chính bản thân người học. Đầu tiên đó là kỹ năng tự định vị được giá trị bản thân của chính người học. Các trường đều có trang bị cho sinh viên kỹ năng sống, kỹ năng mềm nhưng quan trọng là các em nắm bắt và hình dung về bản thân mình như thế nào.

Theo chuyên gia tâm lý Đào Lê Hòa An, có một nghịch lý tồn tại trong xã hội hiện nay là sinh viên vẫn thất nghiệp nhiều, còn doanh nghiệp thì vẫn than rằng thiếu nguồn nhân lực. Lời giải của nghịch lý này chính là: Điều mà nhà tuyển dụng cần không hẳn chỉ là bằng cấp, là kiến thức, là bộ hồ sơ đẹp mà đó còn là kỹ năng, là thái độ của chính người học. Chỉ khi nào các em tự định giá được giá trị của bản thân mình thì khi đó các em mới có được việc làm mong ước”, chuyên gia tâm lý Đào Lê Hòa An nhắn nhủ.

Trong khi đó, mùa tuyển sinh năm 2019 Trường ĐH Việt Đức cũng vẫn sử dụng kỳ đánh giá năng lực làm phương thức xét tuyển song song với hình thức xét tuyển bằng điểm thi THPT quốc gia. Thông tin đến người học, TS. Vũ Quốc Huy (Phó Trưởng phòng Đào tạo nhà trường) cho biết kỳ thi đánh giá năng lực của trường sẽ diễn ra vào hai ngày 18 và 19-5. Bài thi này sẽ do ĐH bên Đức ra đề, kiểm tra các kiến thức về khả năng tính toán, tư duy của thí sinh có phù hợp với trường hay không. TS. Vũ Quốc Huy cũng chia sẻ rằng để theo học tại trường, người học phải có điểm ngoại ngữ đầu vào như IELTS trên 5.0 hay các chứng chỉ tương đương hoặc điểm môn tiếng Anh trong kỳ thi THPT quốc gia trên 7.5, hoặc vượt qua bài thi tiếng Anh đầu vào của trường.

Đặc biệt, lần đầu tiên trong chương trình tư vấn tuyển sinh, xu hướng học song ngành được các em học sinh đề cập. ThS. Nguyễn Phượng Hoàng (đại diện Trường ĐH Hoa Sen) cho hay đây là xu hướng đang dần trở nên thịnh hành và có lợi cho người học, đang được nhiều trường ĐH áp dụng. Với xu hướng này, người học sẽ học chuyên ngành đầu tiên đến năm thứ 3 và tiếp tục lựa chọn một chuyên ngành khác tại trường đang học. Khi tốt nghiệp, người học sẽ nhận được 2 bằng ở 2 chuyên ngành đào tạo. Tuy nhiên, Th.S Nguyễn Phượng Hoàng cũng cho rằng để theo được xu hướng này, người học cần phải biết sắp xếp thời gian và có mục tiêu học tập rõ ràng.

Đ Yến

Bình luận (0)