Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Mùa vàng bên dãy Trường Sơn

Tạp Chí Giáo Dục

Tháng 5, nng chiếu xiên nhng tán rng, xua tan mây trng như tô thêm v đp cho nhng tha rung lúa nưc bên chân dãy núi Trưng Sơn. Nhng git m hôi ca ngưi nông dân bn  A Xóc-Cha L (xã Hưng Lp, huyn Hưng Hóa, tnh Qung Tr) đ xung, trên môi vn tươi rói ni trong ngày thu hoch lúa v đông xuân 2023-2024.


Nhng ngưi lính biên phòng giúp đng bào Vân Kiu thu hoch lúa trên cánh đng lúa nưc thôn  A Xóc-Cha L

Chia s vic nhà nông vi đng bào

Sáng sớm, kịp dặn con trở dậy dùng cơm sáng, vợ chồng anh Hồ Văn Cam quay quả mang theo cơm nắm ra ruộng gặt lúa để tránh cái nắng trưa hè gay gắt. Anh Cam bảo, năm nay dù có nắng hạn nhưng được mùa lúa. Với 2 sào ruộng lúa nước, số lúa thu về chắc sẽ đủ cho gia đình ăn đến mùa tới. Đang cặm cụi gặt lúa, vợ chồng anh Cam vui mừng khi đầu bờ ruộng xuất hiện 10 cán bộ chiến sĩ Đồn biên phòng Hướng Lập. Buổi thu hoạch diễn ra nhanh hơn trong niềm vui khó tả của vợ chồng anh Cam.

Tầm 11 giờ sáng, khi vạt ruộng của anh Cam được thu hoạch xong, lúa được đưa về nhà. Các chiến sĩ lại thu dọn vật dụng, đến giúp gia đình anh Hồ Văn Quả thu hoạch lúa. “Vài năm nay, khi học kỹ thuật trồng lúa nước, gia đình tôi không còn lâm vào cảnh thiếu đói triền miên nữa. Dù diện tích đất sản xuất còn hạn hẹp nhưng mỗi năm làm hai vụ lúa nước, số lúa thu về khá ổn định. Cây lúa nước cho hiệu quả tốt hơn nhiều lần so với cây lúa rẫy bấp bênh theo thời tiết. Nhà tôi neo người, nếu không có các chiến sĩ biên phòng giúp, hai vợ chồng tôi không biết đến khi nào mới gặt xong đám ruộng này. Không chỉ giúp gặt lúa, thông thường trong năm, các chiến sĩ biên phòng còn hướng dẫn gia đình tôi và bà con cách canh tác, chăn nuôi để phát triển kinh tế hiệu quả hơn”.

Canh tác đến 5 sào lúa nước, do địa hình hiểm trở không thể sử dụng phương tiện cơ giới nên mỗi vụ thu hoạch, gia đình ông Hồ Văn Bài đều nhờ đến sự giúp đỡ của các chiến sĩ biên phòng. Nhờ đó, bao vụ mùa đến kỳ gặt hái, ông Bài đều an tâm không lo mưa lớn bất ngờ làm hư hại mùa màng. “Thời chiến tranh, những người lính đồng cam cộng khổ trên cung đường Trường Sơn huyền thoại này để giành lại hòa bình. Bây giờ, các đồng chí ấy là điểm tựa vững chắc của bà con chúng tôi trên miền biên cương”, ông Bài nói.

Đóng chân trên địa bàn xã, luôn đồng hành cùng người dân trong phát triển kinh tế, vì vậy trước mùa gặt, Đồn biên phòng Hướng Lập, bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Trị đã có kế hoạch sẵn sàng hỗ trợ bà con thu hoạch lúa nước vụ đông xuân 2023-2024. Trung tá Hồ Lê Luận, Chính trị viên Đồn biên phòng Hướng Lập cho biết, thời tiết vào hè ở Hướng Lập nắng gay gắt và có thể trở mưa giông bất cứ lúc nào. Cán bộ, chiến sĩ rất tích cực, hỗ trợ người dân thu hoạch lúa để kịp phơi khô trước khi mùa mưa tới. Những năm qua, lúa nước là cây lương thực chủ yếu của đồng vào Vân Kiều phía Đông dãy Trường Sơn này. Với việc trồng giống lúa mới, thâm canh và áp dụng khoa học kỹ thuật, năng suất lúa được cải thiện rõ rệt, người dân từng bước tự chủ được lương thực. Việc gặt lúa giúp dân được đơn vị duy trì hàng năm góp phần gắn kết tình đoàn kết quân dân khu vực biên giới thêm bền chặt, xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh và tạo lập niềm tin, xây dựng hình ảnh người lính mang quân hàm xanh càng đẹp hơn trong lòng đồng bào nơi biên giới.

Lúa mi bám r trên đt rng Trưng Sơn

Để cây lúa nước bén rễ giữa núi rừng Trường Sơn là cả một hành trình thay đổi tư duy của đồng bào miền núi. Trong những năm chiến tranh, bà Hồ Thị Oi ở xã Hướng Lập (huyện Hướng Hóa) đã từng làm ngược lại với hủ tục đồng bào. Người phụ nữ Vân Kiều ấy đã tiên phong dắt trâu, cầm cày để làm lúa nước. Việc làm ấy đã giải quyết được cái đói và góp lúa gạo nuôi bộ đội đánh thắng quân thù. Bà Oi sau đó được ra thủ đô gặp Bác Hồ và được tuyên dương. Hướng Lập được xem là xã đầu tiên trồng cây lúa nước giữa đại ngàn Trường Sơn.


ng dn ngưi dân phơi lúa đ nng đ đm bo không b mi, mt

Đ to sinh kế bn vng cho bà con  thôn  A Xóc-Cha L, tháng 6-2023, Đn biên phòng Hưng Lp đã trao tng 35 h dân trên đa bàn 870kg ging lúa mi các loi đ canh tác. Các cán b chiến sĩ tích cc tuyên truyn, hưng dn và bt tay ch vic cho các h dân t khâu làm đt, xung ging, chăm sóc đến thu hoch. Bà H Th Ven – Ch tch UBND xã Hưng Lp chia s: “Cây lúa nưc sau my mươi năm sinh sôi, n hoa, kết ht gia đi ngàn min Tây Qung Tr đã thc s đy lùi đói nghèo, lc hu”.

Người Vân Kiều ở miền biên viễn ngày nay vẫn nhớ, sau ngày đất nước hòa bình, bà con đã tích cực khắc phục hậu quả chiến tranh để ổn định cuộc sống, những kinh nghiệm về cây lúa nước được áp dụng để có được cuộc sống ấm no và xây dựng bản làng thêm đẹp giàu. Câu chuyện cây lúa nước bén duyên đất Hướng Lập thấm thoát đã quá nửa đời người! Để có những mùa vàng bội thu, là sinh kế bền lâu đối với cuộc sống con người ở miền núi Quảng Trị, ngoài sự quan tâm của Nhà nước, quá trình nỗ lực của dân bản, sự giúp đỡ từ những người lính biên phòng trên tuyến biên giới, thì còn có không ít nông dân dám nghĩ dám làm, không quản ngại khó khăn để vươn lên trước nghịch cảnh. “Trước kia chúng tôi làm rẫy mệt lắm, lên rẫy lên nương phát rồi đốt, rồi trỉa, nhưng năm nào nắng to, hạn hán thì đều bị mất mùa. Nhờ ơn Đảng, Nhà nước hỗ trợ làm thủy lợi để chúng tôi làm ruộng nước, mỗi nhà chỉ cần làm 2 sào lúa là đã đủ ăn. Từ khi có ruộng nước chúng tôi không còn thiếu gạo như trước nữa, cuộc sống cũng thoải mái hơn”, ông Hồ Văn Bài bộc bạch.

Thiên Phúc

 

 

Bình luận (0)