Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

“Mũi thuyền ta đó – Mũi Cà Mau”

Tạp Chí Giáo Dục

T Bc vào Nam, tri đu trên di đt hình ch S, Vit Nam t hào s hu “rng vàng bin bc”. Nếu thiên nhiên ban tng cho min Bc nhng dãy núi hùng vĩ, danh lam thng cnh đp thơ mng, hu tình thì min Nam mà c th là cc Nam – Mũi Cà Mau nét đc sc riêng ca min đt xa xôi, cui cùng bn đ đt nưc.


Đoàn cán b, phóng viên các cơ quan báo chí TP.HCM chnh lưu nim ti hình tưng con tàu  Mũi Cà Mau

Du n đc đáo

Trong chuyến hành trình “Đất phương Nam” mới đây, chúng tôi đã có dịp ghé thăm cực Nam của Tổ quốc. Chúng tôi chọn cách đi bằng ca nô để được ngắm và cảm nhận nhiều nhất không khí, điệu hồn của miền đất phương Nam gắn với hình ảnh cánh đồng bất tận, trời xanh mây trắng soi bóng xuống những dòng sông, kênh rạch chằng chịt. Suốt dọc cung đường, chúng tôi được thỏa mãn cảm giác về sông nước mênh mông, ngập tràn không gian trước mặt. Càng gần Đất Mũi, nhà dân càng thưa, còn lại là những cung đường của rừng ngập mặn và nước hoang sơ, man dại, mang dấu ấn một thuở cha ông đi khai hoang mở cõi, sông nước – đất trời – rừng cây giao hòa, kết nối.

Trong hơn 40 phút ngồi trên ca nô, chúng tôi đã đến Công viên Văn hóa Du lịch Mũi Cà Mau. Đập vào mắt chúng tôi là hình tượng con tàu căng cánh buồm hướng ra biển khơi như thể hiện sự vươn cao, vươn xa và khẳng định chủ quyền đất nước. Trên cánh buồm con tàu in dòng chữ “Mũi Cà Mau, 8˚37’30” Vĩ độ Bắc – 104˚43’ Kinh độ Đông”. Nhìn hình ảnh con tàu, chúng tôi bỗng nhớ đến những lời thơ trong bài “Mũi Cà Mau” của Xuân Diệu: “Những dòng sông rộng hơn ngàn thước/ Trùng điệp một màu xanh lá đước/ Đước cao vút, rễ ngang mình/ Trổ xuống nghìn tay, ôm đất nước!/ Tổ quốc tôi như một con tàu/ Mũi thuyền ta đó – Mũi Cà Mau”. Quả thật, nhà thơ Xuân Diệu đã gợi tả thật sinh động vùng đất cực Nam của Tổ quốc như những gì mà chúng tôi đang được mắt thấy tai nghe.

Điểm xác định cực Nam là mốc tọa độ quốc gia GPS 0001 cách đó khoảng 700m, được dựng vào tháng 1-1995. Đây là một trong 4 điểm cực đánh dấu lãnh thổ Việt Nam trên đất liền. Ngoài ra, tại Mũi Cà Mau còn có mốc điểm cuối đường Hồ Chí Minh – cột trụ cao 19m ghi rõ “đường Hồ Chí Minh, điểm cuối Cà Mau Km 2436” và 2 bức phù điêu khắc họa về Cà Mau. Công trình này có diện tích khoảng 1.000m2 được khởi công xây dựng đầu năm 2017, hoàn thành cuối năm 2019.

Đặc biệt, tại đây còn có Cột cờ Hà Nội tại Mũi Cà Mau, cao 45m, nằm trong khuôn viên có nhiều công trình phụ trợ phục vụ các hoạt động trưng bày, văn hóa du lịch… rộng hơn 16.000m2. Từ trên đỉnh cột cờ, có thể thấy toàn cảnh rừng ngập mặn Cà Mau, cụm đảo Hòn Khoai và bãi bồi biển Tây.

Nơi đ tìm v

Đất Mũi thuộc vùng cực Nam như một bán đảo giáp biển Đông và vịnh Thái Lan, là khu vực các cửa sông đổ ra, phù sa bồi đắp, ăm ắp sức sống, thiên nhiên trù phú. Vị trí địa lý đặc thù khiến vùng đất này luôn tạo cảm giác đặc biệt: Vừa yên ổn, vững vàng, bình an lại vừa có gì heo hút, đìu hiu, chơi vơi. Ngắm nhìn những tạo vật, ngôi nhà bị nước bao vây, sóng đỏ phù sa khiến lữ khách lòng bâng khuâng, man mác. Mọi thứ đều tít tắp mù xa, thăm thẳm vời vợi. Điều đó đã khiến mọi người ngại ngùng khi đến Đất Mũi. Bởi đó là điểm tận cùng của đất nước, bao quanh chỉ là nước, rừng ngập mặn bát ngát, vô tận.

Việt Nam có 4 cực: Điểm cực Bắc (Lũng Cú, Hà Giang), điểm cực Tây (A Pa Chải, Điện Biên), điểm cực Đông (Mũi Đôi, Khánh Hòa) và điểm cực Nam (Đất Mũi, Cà Mau). Mỗi điểm cực được thiên nhiên ban tặng những nét độc đáo khác nhau. Nếu đến những nơi khác để thỏa chí du lịch, ngắm nhìn núi non hùng vĩ, danh lam thắng cảnh đẹp tuyệt vời thì Mũi Cà Mau cho chúng ta cảm giác bình yên, nơi chúng ta trở về quá khứ để cảm nhận những gian khổ, hy sinh mà cha ông ta đã hy sinh biết bao xương máu mới có được như ngày hôm nay.


Mc ta đ quc gia GPS 0001

Những năm gần đây, hoạt động ngoại khóa cho học sinh, sinh viên được đẩy mạnh. Thay vì nhà trường tổ chức cho các em đi Đà Lạt, Đà Nẵng, Hà Giang… cũng có thể đến Cà Mau để trải nghiệm sự khác biệt mà nếu chưa đặt chân đến các em sẽ không thể nào cảm nhận được.

Thầy Lê Thanh Tùng (giáo viên Trường THCS Đất Mũi) cho biết, giáo dục truyền thống cho học sinh là hoạt động được nhà trường quan tâm. Ngoài những chương trình do trường tổ chức, giáo viên bộ môn cũng có thể dẫn học sinh đến những địa điểm mang tính chất văn hóa, lịch sử ở Cà Mau để các em đi thực tế. “Giáo dục truyền thống tức là chuyển giao một di sản quý báu của dân tộc cho thế hệ trẻ để các em có cơ sở hiểu được một quá khứ gian khổ, đau thương, vinh quang, anh dũng mà bao thế hệ trước đã đấu tranh gìn giữ và sáng tạo ra để chúng ta có được ngày hôm nay. Từ đó nâng cao lòng tự hào, tự trọng dân tộc, rút ra cho mình một thái độ lao động mới, một cách nghĩ, cách sống mang đậm ý thức trách nhiệm với hiện tại và tương lai dân tộc”, thầy Tùng khẳng định.

Theo Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau, 11 tháng của năm 2022, tỉnh Cà Mau thu hút được gần 1,5 triệu lượt khách du lịch. Riêng tháng 11-2022, tỉnh đón 123.900 lượt khách, doanh thu đạt 215,3 tỷ đồng. So những khu vực khác, đây là con số còn khiêm tốn. Để du lịch Cà Mau phát triển, du khách đến du lịch có được ấn tượng tốt, tỉnh đã tiến hành thành lập các nhóm tình nguyện viên hướng dẫn, hỗ trợ khách du lịch. Đồng thời, phát động, khuyến khích người dân địa phương thể hiện thái độ thân thiện, sẵn sàng giúp đỡ khách du lịch khi đến tham quan du lịch tại địa phương. Các đơn vị hoạt động du lịch trong tỉnh tham gia chương trình kích cầu du lịch sẽ được quảng bá miễn phí trên trang web của chương trình và các trang web du lịch của Cà Mau. Đặc biệt, còn được ưu tiên tham gia các hoạt động xúc tiến do tỉnh tổ chức và tham gia tại các tỉnh, thành phố khác.

Sông Hu

Bình luận (0)