Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Muốn khởi nghiệp thành công cần hành trang vững chắc

Tạp Chí Giáo Dục

Đó là li khuyên ca các chuyên gia dành cho toàn th hc sinh Trưng THPT Nguyn Hu (Q.9) trong chương trình tư vn hc đưng ln 3 năm hc 2019-2020 vi ch đ “Tinh thn khi nghip trong k nguyên s”.

Mt hc sinh lp 10 bày t băn khoăn mun khi nghip nhưng không biết bt đu t đâu?

Chương trình do Báo Giáo dục TP.HCM phối hợp với Trường ĐH FPT tổ chức, nhằm giúp các em học sinh THPT tìm hiểu và phát triển đam mê khởi nghiệp của bản thân, nuôi dưỡng khát vọng làm giàu, tạo ra những giá trị tích cực cho xã hội.

Tại chương trình, TS. Bùi Quang Tín (đại diện Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, chuyên gia kỹ năng khởi nghiệp) cho biết khởi nghiệp là bắt đầu một nghề; nghề đó sẽ tạo ra thu nhập cho bản thân người thực hiện khởi nghiệp, đồng thời tạo ra những giá trị khác cho xã hội như công ăn việc làm, tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ an sinh xã hội… Khởi nghiệp là một quá trình chuẩn bị lâu dài, nung nấu nhiều quyết tâm, thậm chí có thể trải qua nhiều vấp ngã, thất bại mới có thể đi đến thành công. Do đó, đối với lứa tuổi học sinh THPT, dù còn ngồi trên ghế nhà trường nhưng các em nên hình dung về khái niệm khởi nghiệp từ sớm, thậm chí tự xác định được trong tương lai mình sẽ làm gì? Chọn nghề nào để gắn bó?…

“Khi nghip là mt quá trình chun b lâu dài, nung nu nhiu quyết tâm, thm chí có th tri qua nhiu vp ngã, tht bi mi có th đi đến thành công”, TS. Bùi Quang Tín (chuyên gia k năng khi nghip) nói.

“Trong xã hội có rất nhiều nghề như giáo viên, luật sư, bác sĩ, nhân viên ngân hàng, nhân viên kinh doanh… Vì vậy, ngay từ bây giờ các em nên có sự chuẩn bị trước, từ việc xác định ngành nghề, bậc học, trường học mong muốn học sau khi tốt nghiệp THPT. Khởi nghiệp là một quá trình dài, khi đã xác định được đam mê với nghề nào hoặc có ý định kinh doanh, ngay từ trên ghế nhà trường, các em cần chuẩn bị trước cho mình hành trang từ kiến thức chung, kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực mà bản thân đam mê cùng với các nguồn lực khác. Trên thế giới có nhiều người khởi nghiệp từ lúc rất sớm, trước đó họ cũng đã có sự chuẩn bị hành trang cho mình, điển hình như: Mark Elliot Zuckerberg – nhà sáng lập Facebook khởi nghiệp từ năm lớp 12; William Henry Bill Gates – nhà sáng lập Công ty phần mềm Microsoft đã chuẩn bị từ năm lớp 10…”, ông Tín trao đổi.

Cũng như ông Tín, ThS. Lê Bình Trung (Trưởng ban Tuyển sinh và Truyền thông, Trường ĐH FPT, Giám đốc Trung tâm Khởi nghiệp TP.HCM) cho hay, đối với những học sinh có ý định khởi nghiệp từ ý tưởng kinh doanh, các em nên bắt đầu cho quá trình đó bằng việc tập trung học tập thật tốt, chuẩn bị kiến thức cũng như các bước đi tiếp theo sau khi tốt nghiệp THPT. Cụ thể, các em cần hiểu rõ bản thân thích gì, mong muốn gì… Sau khi phân tích các yếu tố của bản thân như nguyện vọng, khả năng rồi mới chọn nghề, chọn trường. “Trên thực tế, 100 người khởi nghiệp thì có đến 96 người thất bại. Ba lý do để khởi nghiệp thất bại là sản phẩm không có gì đặc sắc, không thể cạnh tranh; người khởi nghiệp hoặc đội ngũ nhân sự kém về khả năng ngoại ngữ làm việc quốc tế; thiếu các nguồn lực. Tuy nhiên, dù thất bại nhưng những người thực hiện khởi nghiệp vẫn tạo ra những giá trị thu nhập cho bản thân, hoặc những bài học kinh nghiệm để tiếp tục đưa ra các chiến lược phù hợp, tiếp tục phát triển trong tương lai. Do vậy, muốn khởi nghiệp thành công, các em phải tự học hỏi, tự trang bị cho mình tất cả các yếu tố trên cũng như tự tích lũy kinh nghiệm để ít có nguy cơ thất bại. Thách thức trong quá trình khởi nghiệp không đơn giản, do đó các em cần thật sự nghiêm túc chuẩn bị cho bản thân hành trang và tâm thế không ngại va chạm, vấp ngã để khi đứng lên được đỉnh vinh quang thì có thể một lần nữa tự hào cho thành quả của chính mình”, ông Trung nhấn mạnh.

Bài, ảnh: Hoài Thương

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)