Y tế - Văn hóaDinh dưỡng học đường

Muốn kỳ thi hiệu quả, dinh dưỡng phải đủ chất

Tạp Chí Giáo Dục

Mùa thi là thi gian căng thng nht ca hc sinh cui cp, đ giúp các em có đ sc khe trong nhng ngày ôn tp cũng như thi c, Giáo dc TP.HCM đã có cuc trao đi vi bác sĩ Phan Thanh Tâm (Phó Giám đc Trung tâm Dinh dưng TP.HCM) xung quanh vn đ này.

Đ có k thi hiu qu hc sinh cn chế đ dinh dưng đ cht (nh minh ha)

+ Thưa bác sĩ, đ đm bo sc khe v th cht và tinh thn cho con trong mùa thi, ph huynh nên thc hin chế đ dinh dưng cho con như thế nào là hp lý?

– Mùa thi cử là thời gian căng thẳng nhất của học sinh, để đảm bảo sức khỏe về thể chất và tinh thần trong mùa thi, các em cần đảm bảo đủ nhu cầu năng lượng hàng ngày. Trung bình mỗi ngày, các em cần khoảng 2.300 kcal với nữ và 2.700 kcal với nam. Ở lứa tuổi các em học sinh, năng lượng không chỉ cần thiết cho học tập, lao động mà còn để cơ thể phát triển nên nhu cầu năng lượng cao. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, một số em tập trung học thi quên cả ăn, hay một số phụ huynh quá lo lắng nên đã cho con em mình ăn nhiều hơn nhu cầu năng lượng của cơ thể, đó là những quan điểm sai lầm. Ngược lại, dù học tập căng thẳng nhưng các em phải ăn uống đủ chất, đủ bữa, nhưng không nên ăn quá nhiều nhu cầu cơ thể.

Cụ thể, chế độ ăn uống phải đầy đủ các chất, đặc biệt là chất đạm, các vi khoáng chất như vitamin A (có trong thịt, cá, trứng, sữa, đu đủ chín, rau xanh…), vitamin C (có trong rau và trái cây tươi như cam, bưởi, bông cải xanh…), chất sắt (có trong thịt, cá, trứng, rau xanh, đậu), kẽm (có trong hải sản, cá, thịt, đậu…) giúp tăng cường sức đề kháng để phòng ngừa bệnh. Không nên ăn những thực phẩm có nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh. Về nước uống, học sinh nên uống đủ nước chín (khoảng 6 – 8 ly/ ngày), hạn chế uống nước ngọt, nước có ga, các chất kích thích hay đồ uống có cồn như rượu, bia, cà phê…

Về thời gian và số lượng bữa ăn/ngày, các em cần ăn đủ 3 bữa chính (mỗi bữa khoảng 2 chén cơm hoặc có thể thay bằng hủ tiếu, phở, nui, bánh mì…) với đầy đủ các nhóm thực phẩm. Ngoài các bữa chính, các em có thể bổ sung thêm năng lượng bằng 2 – 3 bữa phụ như sữa, yaourt, trái cây, bắp, khoai, chè đậu…

+ Thưa bác sĩ, vi hc sinh có th cht nh cân và tha cân thì chế đ dinh dưng nên cân bng như thế nào đ có sc khe tt?

– Đối với học sinh có thể chất nhẹ cân và thừa cân, các em cần đặc biệt lưu ý hơn về chế độ dinh dưỡng. Các em nên giữ chế độ ăn điều độ, đa dạng thực phẩm, không nên bỏ bữa. Với các em có thể chất nhẹ cân, cần tăng cường thêm các chất dinh dưỡng trong mỗi bữa hoặc tăng thêm số bữa ăn. Với các em thừa cân không nên tăng thêm lượng ăn; nên ăn đủ rau xanh và trái cây ít ngọt; hạn chế nước ngọt, đường, bánh kẹo, đồ béo, các món chiên xào; không nên ăn khuya, đặc biệt cần tăng cường vận động.

Đặc biệt, tôi xin lưu ý thêm, hiện nay một số học sinh do quá căng thẳng, lo lắng trong quá trình ôn thi nên có tình trạng vừa ăn vừa ôn bài. Phương pháp ôn thi trên là không hợp lý, bởi vừa ăn vừa ôn bài chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, trước mắt sẽ làm cho việc tiêu hóa thức ăn bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó việc ghi nhớ bài cũng không được tốt, về lâu dài có thể tạo nên các thói quen ăn uống không đúng dẫn đến tình trạng đau dạ dày hoặc bị thừa cân béo phì…

“Các em cn ăn đ 3 ba chính (mi ba khong 2 chén cơm hoc có th thay bng h tiếu, ph, nui, bánh mì…) vi đy đ các nhóm thc phm. Ngoài các ba chính, các em có th b sung thêm năng lưng bng 2 – 3 ba ph như sa, yaourt, trái cây, bp, khoai, chè đu…”, bác sĩ Phan Thanh Tâm (Phó Giám đc Trung tâm Dinh dưng TP.HCM) khuyên.

+ Bên cnh ăn ung đ cht thì vn đ an toàn thc phm cũng rt quan trng. Hin nay, có tình trng nhiu hc sinh ăn ung thc phm l đưng, va hè… như vy có hp lý không? Bác sĩ có li khuyên gì đi vi hc sinh và ph huynh trong la chn và bo qun thc phm.

– Phụ huynh và học sinh cần hết sức thận trọng trong vấn đề vệ sinh ăn uống để tránh bị bệnh đường tiêu hóa. Cụ thể, nên tránh ăn các loại thức ăn chế biến chưa chín kỹ: phở tái, trứng còn sống, gỏi cá sống, các món nướng, rau sống… Không nên uống nước đá (tốt nhất là luôn mang theo chai nước chín). Tránh ăn thức ăn đường phố không đảm bảo vệ sinh. Nếu phải ăn bên ngoài, hãy chọn nơi hàng quán sạch sẽ, có nguồn nước từ vòi (không phải dùng nước trong thau chậu), thức ăn bày trên bàn cao có khung kính che đậy, chọn các món nấu chín (cơm, hủ tiếu, phở chín…). Cần tránh các loại thức ăn lạ, chưa từng ăn trước đó để phòng ngừa trường hợp bị dị ứng thức ăn do chưa quen.

Việc mua đồ ăn sẵn, thực phẩm trữ trong tủ lạnh cũng là một tiện ích, tuy nhiên cần mua những thực phẩm tươi, đảm bảo vệ sinh, an toàn, đủ dùng trong thời gian ngắn, tránh mua quá nhiều và để lâu làm cho thực phẩm bị biến đổi, mất các chất dinh dưỡng thậm chí gây hại cho sức khỏe. Ngoài ra, cần kiểm soát lượng ăn của các em bị thừa cân béo phì.

+ Xin cm ơn bác sĩ!

Hoài Thương

 

Bình luận (0)