Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Muốn sống với nghề phải hiểu khó khăn của nghề

Tạp Chí Giáo Dục

Mi ngh đu có nhng khó khăn khác nhau. Mun theo ngh và sng đưc vi ngh, các em phi tìm hiu k nhng yêu cu, t cht cũng như khó khăn ca ngh đó. Nếu phù hp, các em có th theo đui, còn không phù hp có th chn ngh khác.


Chuyên gia tâm lý Đào Lê Tâm An trao đi vi các em hc sinh Trưng THPT Phú Nhun trong chương trình

Đó là lưu ý của các chuyên gia trong chương trình hướng nghiệp “Cùng bạn chọn nghề cho tương lai” lần thứ 16 năm học 2023-2024 diễn ra mới đây tại Trường THPT Phú Nhuận (Q.Phú Nhuận). Chương trình do Tạp chí Giáo dục TP.HCM phối hợp cùng Sở GD-ĐT TP.HCM, ĐH Quốc gia TP.HCM và Trung tâm Phát triển GD-ĐT phía Nam (Bộ GD-ĐT) tổ chức, với sự đồng hành của Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM và Trường ĐH Công nghệ TP.HCM.

Nhà tuyn dng không tuyn ngưi ch có đam mê

Tư vấn cho các em học sinh, TS. Phạm Tấn Hạ (Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TP.HCM) cho biết, mỗi năm đều có sinh viên nghỉ học vì chọn sai ngành. Nguyên nhân là do các em không tìm hiểu rõ ngành học, những tố chất, yêu cầu cũng như khó khăn của ngành mình chọn để rồi khi vào học chương trình chính thức, các em mới phát hiện ra mình không thể theo ngành đó nên phải nghỉ học hoặc chọn lại ngành khác. Cũng có những sinh viên, điển hình là sinh viên ngành công nghệ thông tin, dù đã ra trường và đi tìm việc làm nhưng nhà tuyển dụng không lựa chọn vì không đáp ứng những yêu cầu mà họ cần. Nhu cầu tuyển dụng của ngành công nghệ thông tin hiện nay rất lớn nhưng có đến khoảng 30% sinh viên học ngành này không tìm được việc làm. “Chính vì vậy, việc chọn ngành là một chuyện, bên cạnh đó các em phải tìm hiểu kỹ về nghề cũng như những khó khăn của nghề để có cách ứng phó. Nếu nghề có những khó khăn mà bản thân không thể vượt qua thì các em nên chọn nghề mình có thể làm được trong tương lai”, TS. Phạm Tấn Hạ khuyên.

Trong khi đó, chuyên gia tâm lý Đào Lê Tâm An cho rằng khi đi xin việc, nhà tuyển dụng không chọn người chỉ có đam mê mà sẽ chọn người có năng lực. “Các em rất đam mê công việc đó nhưng không có năng lực và kỹ năng cũng không được lựa chọn. Bởi năng lực mới quyết định sự thành công, nhà tuyển dụng chỉ cần người lao động biết làm việc và tạo ra sản phẩm. Để biết bản thân có năng lực ở ngành nghề nào, các em có thể làm những bài kiểm tra trắc nghiệm cũng như tìm hiểu kỹ thông tin để chọn ngành nghề phù hợp. Song song đó, các em phải biết yêu cầu, khó khăn của ngành nghề để tránh bị ngộ nhận”, ông Đào Lê Tâm An lưu ý.

Mi ngành có yêu cu khác nhau

Trong chương trình, một số học sinh mong muốn các chuyên gia thông tin về sự khác nhau giữa ngành Luật Quốc tế và ngành Luật Kinh tế. ThS. Trương Thị Ngọc Bích (Giám đốc Thông tin và Truyền thông, Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM) cho biết, Luật Quốc tế và Luật Kinh tế là hai ngành học thuộc Khoa Luật đang đào tạo tại Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM. Ngành Luật Quốc tế trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản liên quan đến chức năng đối ngoại của Nhà nước trong quan hệ quốc tế, đàm phán hợp đồng ngoại thương, giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài… Trong khi đó, ngành Luật Kinh tế đào tạo các kỹ năng chuyên sâu về pháp luật, thực tiễn pháp lý, pháp luật kinh doanh, các kỹ năng đàm phán, soạn thảo hợp đồng, văn bản pháp lý… để đáp ứng nhu cầu dịch vụ pháp lý ngày càng đa dạng của các doanh nghiệp. Hai ngành này có những kiến thức giống nhau nhưng cũng có những điểm khác nhau. Nếu ngành Luật Quốc tế được làm việc trong môi trường quốc tế thì ngành Luật Kinh tế làm việc trong nước. “Sinh viên học hai ngành này ra trường có thể làm ở các công ty luật, doanh nghiệp, luật sư (học thêm chứng chỉ hành nghề). Nếu muốn nâng cao trình độ, sau khi tốt nghiệp ĐH, sinh viên ngành Luật Quốc tế và ngành Luật Kinh tế có thể học lên thạc sĩ, tiến sĩ”, ThS. Trương Thị Ngọc Bích cho hay.


Mt hc sinh Trưng THPT Phú Nhun đt câu hi cho chuyên gia

Một học sinh nam hỏi: “Em muốn học ngành thiết kế đồ họa nhưng không biết ngành này yêu cầu những gì ở người học?”. ThS. Nguyễn Thị Xuân Dung (Giám đốc Trung tâm Truyền thông Trường ĐH Công nghệ TP.HCM) thông tin, thiết kế đồ họa là ngành học đòi hỏi cao về khả năng sáng tạo. Theo đó, sinh viên phải có kỹ năng vẽ, có tư duy và sự sáng tạo. Khả năng sáng tạo của sinh viên càng cao thì tạo ra sản phẩm độc đáo chinh phục khách hàng. “Với sự phát triển của công nghệ, ngành thiết kế đồ họa ngày nay được vẽ trên máy tính thông qua các phần mềm, ứng dụng nên ngoài các tố chất cơ bản, sinh viên phải giỏi công nghệ, ngoại ngữ để đáp ứng cho công việc. Ngành này có nhiều tổ hợp môn, trong đó có những tổ hợp có môn vẽ nhưng cũng có những tổ hợp không có môn vẽ. Điều này tạo nhiều cơ hội cho những em thích học ngành thiết kế đồ họa nhưng chưa giỏi môn vẽ”, ThS. Nguyễn Thị Xuân Dung cho biết. Tương tự, một học sinh nữ bày tỏ: “Em rất thích học ngành ngôn ngữ Anh nhưng lại có tính hướng nội, vậy em có học được không?”. TS. Đỗ Hữu Nguyên Lộc (Giám đốc Trường ĐH Gloucestershire Việt Nam) cho hay, ngôn ngữ Anh là một trong những ngành đào tạo của Trường ĐH Gloucestershire Việt Nam. Theo đó, ngành ngôn ngữ Anh có 2 giai đoạn đào tạo: Giai đoạn học kiến thức tổng quát về các kỹ năng, khả năng sử dụng ngoại ngữ. Sang giai đoạn sau, sinh viên sẽ học kiến thức chuyên sâu. Ngành ngôn ngữ Anh có 3 chuyên ngành là sư phạm tiếng Anh, biên – phiên dịch và tiếng Anh thương mại. “Ngành ngôn ngữ Anh hiện nay phổ biến nên ai cũng có thể học để có kiến thức hỗ trợ cho công việc. Chính vì vậy, ngành này không liên quan đến việc các em hướng nội hay hướng ngoại. Điều quan trọng là khi học xong các em muốn làm công việc gì, có áp dụng được kiến thức vào cuộc sống hay không. Nếu người học hướng ngoại nhưng tốt nghiệp không biết áp dụng kiến thức đã học vào công việc, cuộc sống cũng khó thành công. Ngược lại, người hướng nội nhưng làm được việc sẽ thăng tiến trong công việc và có nhiều cơ hội để phát triển bản thân, đóng góp cho xã hội”, TS. Đỗ Hữu Nguyên Lộc nói.

Bài, ảnh: H Trinh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)