“Hành vi thiếu văn hóa của nhiều bạn trẻ hiện nay có nguyên nhân rất quan trọng từ người lớn. Chúng ta phải khẩn trương sửa chữa điều đó”.
Trước thực trạng bức bối của nhiều hành vi ứng xử chưa văn hóa trong nhà trường và ngoài xã hội, các nhà tâm lý đã đưa nhau về Tiền Giang mở hội thảo “Văn hóa học đường: lý luận và thực tiễn” (Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam tổ chức từ ngày 4 đến 6/3).
HS được tự do sáng tạo trên lớp học cũng là một cách giáo dục và phát triển văn hóa học đường (ảnh chụp tại một giờ học thuyết trình của HS trường THCS Nguyễn Văn Tố, quận 10) – L.Quỳnh
|
PGS.TS Trần Quốc Thành, ĐH Sư phạm Hà Nội, kể ra một hình ảnh trong chương trình Táo quân cuối năm: chỉ cần đưa một tờ polyme (tiền) cho cảnh sát giao thông là mọi chuyện êm thấm cả. “Câu chuyện đưa lên phim kịch thành hài hước, trẻ sẽ cười, nhưng cười rồi trẻ nhớ, mà nhớ thì ra đường nhìn thấy cảnh sát là trẻ sẽ coi thường”.
“Tôi thường nói với các cô giáo mầm non: muốn trẻ hư thì cứ cho đến trường, sau vài ba bữa là mày tao lum xum hết, chứ còn ở nhà, trẻ nói mày tao một cái là ông bà, bố mẹ nhắc nhở ngay. Chính cách cư xử, cách gọi của người lớn thế nào thì trẻ con vậy.” – ông nói.
Nhiều đại biểu đều cho rằng, muốn học trò học được văn hóa học đường thì nhà trường phải văn hóa trước, trong đó quan trọng là bắt đầu từ phẩm chất của người thầy.
Cần nhìn nhận lại tâm sinh lý trẻ
Còn ông Trần Ấn Lộ đến từ TP.HCM nói: “trải nghiệm chính là cơ chế hình thành nên các giá trị của văn hóa”. Chính vì vậy, phải để cho học sinh suy ngẫm và lựa chọn. Chẳng hạn, khi học sinh chào thầy giáo, thầy chào lại thì các em mới "nghiệm" được giá trị của lời chào.
"Lịch sự và tế nhị"
Ông Kiều mô tả: thái độ thầy giáo thì cực kì thân thiện, vui vẻ, giọng nói truyền cảm ấm áp, thái độ động viên khích lệ.
Đầu tiên thầy giáo đưa ra 8 bức tranh mô tả những hành vi có hoặc vô văn hóa. Trẻ con nhìn 8 bức tranh ấy và lập tức có ý kiến: đây là hành vi lịch sự và đây là hành vi rất bất lịch sự.
Tiếp theo, thầy chia nhóm, tổ chức cho các ghi những hành vi nào được xem là lịch sự và không thích sự. Có em ghi ra được hơn 30 hành vi lịch sự. Sau đó là biến nhận thức ấy thành hành vi qua thực hành: thầy bố trí cho hai HS giả vờ gọi điện thoại cho nhau, để làm sao cố gắng thể hiện cho thấy một bên thô lỗ, bất lịch sự, một bên nhẹ nhàng, lễ phép.
Thầy giáo đã không phải nhất thiết phải xác định rõ khi nào lịch sự, khi nào không, vốn là một hành vi rất khó giảng giải bằng lời.
“Những bài học được gọi là văn hóa rất đơn giản mà đi được vào lòng người. Đó chính là việc biết phát huy được kinh nghiệm và vốn sống của trẻ!” – ông Kiều nói.
Cho rằng “văn hóa học đường” là một khái niệm mới ở VN, các nhà khoa học nhất trí: sẽ còn nhiều lúng túng để đưa vào thực tiễn. GS Phạm Minh Hạc, Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục VN cho biết: thuật ngữ “văn hóa học đường” xuất hiện tại các nước nói tiếng Anh vào những năm 1990. Một số nước như Mỹ, Úc đã có trung tâm nghiên cứu, khảo sát thực tiễn, xây dựng tiêu chí và tiến hành đánh giá vấn đề này. Dù còn nhiều ý kiến khác nhau, nhưng đều thống nhất mỗi trường học cần có văn hóa học đường của mình, với khái quát “văn hóa học đường là hệ các chuẩn mực, giá trị giúp cán bộ quản lý nhà trường, thầy cô, phụ huynh, HSSV có các cách thức suy nghĩ, tình cảm, hành động tốt đẹp. Ông Hạc cũng cho rằng, văn hóa học đường ở VN cần đảm bảo ba yếu tố: cơ sở vật chất đảm bảo, môi trường giáo dục tốt và văn hóa ứng xử, giao tiếp. |
Lê Quỳnh (Vietnamnet)
Bình luận (0)