Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Muốn viết sách hay, nhà văn phải “nhập vai” giỏi!

Tạp Chí Giáo Dục

Mun xut bn sách, tác gi phi chn đưc NXB và có s trao đi vi biên tp viên v đ tài, b cc. Đ viết mt cun sách hay, ngưi viết không ch gii nhp vai mà còn phi nêu đưc giá tr nhân văn. Như vy, tác phm s d đưc xut bn và đưc bn đc đón nhn.


Nhà văn Yang Phan (cm mic) và nhà văn Phan Hn Nhiên chia s v cách viết sách

Đó là chia sẻ của các nhà văn trong chương trình “Trò chuyện với văn chương” do NXB Trẻ tổ chức mới đây.

Cn có chiến lưc

Trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 bùng nổ như hiện nay, bên cạnh việc tiếp cận với những trào lưu mới, một bộ phận giới trẻ vẫn đam mê với công việc viết lách, sáng tác và họ luôn muốn tác phẩm của mình được xuất bản. Tuy nhiên, viết thì dễ nhưng để bản thảo được xuất bản và thu hút bạn đọc cần rất nhiều yếu tố.

Theo nhà văn Phan Hồn Nhiên, muốn xuất bản sách phải trải qua quá trình. Đầu tiên, người viết phải chọn được NXB vì mỗi nơi có những tiêu chí, tôn chỉ, mục đích khác nhau. Ví dụ muốn viết cho giới trẻ có thể chọn NXB Trẻ, NXB Thanh niên; viết cho thiếu nhi, trẻ em có thể đến NXB Kim Đồng… Trước khi viết, tác giả nên hẹn và trao đổi với biên tập viên về ý tưởng, bố cục câu chuyện để khi viết xong bản thảo đáp ứng được yêu cầu và khả năng được xuất bản cao.

Từ kinh nghiệm viết của mình, nhà văn Phan Hồn Nhiên cho rằng, rất ít người viết tác phẩm đầu tiên được xuất bản, trừ những tác phẩm xuất sắc. Chính vì vậy, người viết phải có thời gian “thử” và “sai”. “Thử” là người viết phải viết nhiều. Việc gửi tác phẩm nhiều lần cho NXB cũng là hình thức gây ấn tượng cho biên tập viên. Khi tác phẩm đạt yêu cầu, họ sẽ mời tác giả tới làm việc giúp bản thảo tốt hơn để được xuất bản.


Mt quyn sách hay s thu hút bn đc tr

Viết văn không ch đ tha mãn đam mê mà còn giúp ngưi viết cha lành vết thương tâm hn. “Khi viết câu chuyn v nhân vt đang mc cm vi cuc sng, ngưi viết s đt câu hi vì sao nhân vt bun, chán, đau kh… Trong quá trình đó, ngưi viết s t tr li cho chính bn thân mình và có cách cha lành nhng vết thương tâm hn”, nhà văn Yang Phan cho biết.

Nhà văn Yang Phan cho biết, bản thân anh bắt đầu viết từ lớp 9 và bị ảnh hưởng từ nhiều nhà văn như: Stephenie Meyer, Phan Hồn Nhiên, Marc Levy… Cũng như nhiều tác giả trẻ khác, Yang Phan viết dựa trên chính những trải nghiệm cá nhân của mình. Qua một thời gian, anh nhận thấy chỉ có trải nghiệm cá nhân là chưa đủ nên bắt đầu quan sát nhiều hơn, đề tài cũng được mở rộng hơn. Yang Phan không chỉ viết về tình yêu mà còn viết về gia đình, mạng xã hội, những chấn thương tâm lý, tội ác, tình dục. Khoảng thời gian sau, anh viết thêm về chữa lành và sự kết nối. Viết nhiều và gửi xuất bản cũng nhiều nhưng 10 năm sau đó những tác phẩm của anh mới lần lượt được xuất bản. Điều này cho thấy, nhà văn Yang Phan phải trải qua quá trình khá lâu mới khẳng định được tài năng và tên tuổi của mình. Việc tác phẩm “Vụn ký ức” của Yang Phan được tái bản sau khi đoạt giải nhì Giải thưởng Văn học tuổi 20 lần 7 đã cho thấy văn học trẻ vẫn được độc giả quan tâm, đón nhận.

Yang Phan cho rằng, xu hướng đọc sẽ thay đổi theo thời gian nên tác phẩm của tác giả trẻ khó chinh phục được số đông bạn đọc. Muốn tác phẩm được đón nhận, tác giả phải cho bạn đọc thời gian làm quen. Muốn vậy, tác giả phải viết nhiều, sau đó tìm cách giới thiệu đến bạn đọc để họ thấy được cách viết của tác giả. Khi độc giả thích, NXB cũng cởi mở và đón nhận tác phẩm của tác giả.

Phi “nhp vai” gii

Hiện nay, số lượng cây bút trẻ xuất hiện ngày càng nhiều. Mỗi tác giả đều có cách viết và sáng tạo riêng. Nhà văn Phan Hồn Nhiên cho rằng, một trong những yếu tố giúp cho tác phẩm hay tác giả phải có tài nhập vai. “Viết văn cũng giống như diễn viên. Một tác giả 20 tuổi viết về người phụ nữ 50 tuổi phải hóa thân vào nhân vật. Để nhập vai hoàn hảo, tôi thường đi xem kịch, xem diễn viên nhập vai. Những chi tiết như hành động, cách ăn mặc… cũng giúp cho người đọc biết nhân vật là ai”, nhà văn Phan Hồn Nhiên chia sẻ.

Còn với nhà văn Yang Phan, khi viết tác phẩm cần có sự rung cảm. Chẳng hạn viết về kẻ ác, bên cạnh phản ánh những việc làm ác của họ, người viết có sự cảm thông, thấu hiểu và đưa được yếu tố lương thiện vào câu chuyện sẽ giúp tác phẩm trở nên hoàn hảo. Đây là thách thức, đòi hỏi người viết phải có trải nghiệm.

Viết văn không chỉ để thỏa mãn đam mê mà còn giúp người viết chữa lành vết thương tâm hồn. “Khi viết câu chuyện về nhân vật đang mặc cảm với cuộc sống, người viết sẽ đặt câu hỏi vì sao nhân vật buồn, chán, đau khổ… Trong quá trình đó, người viết sẽ tự trả lời cho chính bản thân mình và có cách chữa lành những vết thương tâm hồn”, nhà văn Yang Phan cho biết.

Nói về văn học hiện thực, nhà văn Phan Hồn Nhiên cho rằng, hiện nay văn chương vẫn rất cần những trang viết về văn học hiện thực. Điển hình trong Giải thưởng Văn học tuổi 20 lần 7 vẫn có một số tác phẩm về văn học hiện thực do tác giả trẻ viết, qua góc nhìn người viết vẫn đúng và đáng được quan tâm. Vì vậy, không có chuyện văn học hiện thực mất vị thế và không được quan tâm, thậm chí đang phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu.

Nhà văn Phan Hồn Nhiên cũng nói về sự khác biệt giữa nhà văn và tác giả. Chị khẳng định không hẳn là viết hay, viết giỏi mới có thể trở thành tác giả. Có những tác giả có sách hay nhưng họ không phải là nhà văn. “Vấn đề thực sự ở đây là các bạn có viết hay không, có câu chuyện để kể hay không, còn văn chương nhiều khi lại là một câu chuyện đi sau. Đừng quá quan trọng chuyện phải trở thành nhà văn mà trước mắt hãy hướng đến việc trở thành tác giả”,  nhà văn Phan Hồn Nhiên nhắn gửi đến các bạn trẻ.

Thúy Kiu

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)