Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Muốn xây dựng thành phố thông minh phải có nền tảng số

Tạp Chí Giáo Dục

Các chuyên gia công ngh cho rng không đu tư cơ s h tng, con ngưi và nn tng s, c th là công ngh blockchain (công ngh chui khi) thì không th xây dng thành ph thông minh.


Đi din doanh nghip công ngh gii thiu h sinh thái công ngh bt đng sn vi khách tham quan

Nn tng s thúc đy chuyn đi s

Ông Nguyễn Đức Tuấn (quyền Giám đốc Trung tâm Thông tin và Thống kê khoa học công nghệ – CESTI, Sở KH-CN TP.HCM) cho biết năm 2021 là năm khó khăn do dịch bệnh, tuy nhiên công nghệ chuỗi khối có sự bùng nổ với hàng loạt dự án ra đời. Công nghệ chuỗi khối là một trong những công nghệ chủ yếu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Theo đó, công nghệ chuỗi khối đang tham gia mạnh mẽ vào việc kiến tạo đô thị thông minh, thể hiện ở 3 trụ cột chính là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Công nghệ này thúc đẩy chuyển đổi số, góp phần phát triển kinh tế – xã hội.

Cũng theo ông Tuấn, các chuyên gia công nghệ của Việt Nam đã có nhiều công trình, sản phẩm ứng dụng công nghệ chuỗi khối. Trong đó, một số kết quả nghiên cứu công nghệ này được đăng ký và cấp bằng sáng chế, nhiều sản phẩm được chuyển giao và ứng dụng thực tiễn. Đây là cơ sở để khai thác, tiến tới xây dựng đô thị thông minh. “Chính phủ đã có quyết định thành lập Hiệp hội Công nghệ chuỗi khối Việt Nam, quy tụ nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, hiện còn nhiều doanh nghiệp chưa thấy được tiềm năng của công nghệ này. Một số doanh nghiệp cho rằng công nghệ quá cao siêu nên không tiếp cận, không dám nghĩ sẽ đưa vào các hoạt động thường xuyên. Đây là nguyên nhân khiến tiềm năng ứng dụng công nghệ này vẫn chưa được khai thác mặc dù hiệu quả kinh tế – xã hội đem lại là rất lớn. Theo báo cáo của Ban Kinh tế Trung ương, đến nay đã có 41/63 tỉnh, thành bắt đầu xây dựng đề án về thành phố thông minh. Muốn xây dựng thành phố thông minh phải bắt đầu với chuyển đổi số và công nghệ chuỗi khối sẽ giải quyết các vấn đề đặt ra với một thành phố thông minh”, ông Tuấn khẳng định.


Mt hi tho v chuyn đi s trong giáo dc đưc t chc ti TP.HCM

Ông Trần Lê Duy Sang (chuyên viên phân tích thông tin của CESTI) cho biết hiện có 125 tài liệu sáng chế về công nghệ chuỗi khối được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam. Trong đó, 7 tài liệu sáng chế có chủ đơn đăng ký là của các tổ chức, cá nhân người Việt. Các tài liệu này được đăng ký bởi các tổ chức từ Mỹ (nhiều nhất là 59,2%), còn lại là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh, Singapore, Đài Loan, Đức, Úc và Việt Nam. Hầu hết các tài liệu sáng chế này đề cập đến hệ thống thanh toán và giao dịch (35,2%); Hệ thống xác thực thông tin (21,6%); Hệ thống xử lý dữ liệu (21,6%); Bảo mật dữ liệu (9,6%)…

Vai trò tr ct ca thành ph thông minh

Ông Phan Đức Trung (Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Công nghệ chuỗi khối Việt Nam) đánh giá công nghệ chuỗi khối là một trong những công nghệ tương lai đóng góp cho thành phố thông minh, giải quyết các vấn đề xã hội và cải thiện sinh hoạt hàng ngày của người dân. Theo đó, khi ứng dụng công nghệ chuỗi khối vào xây dựng thành phố thông minh sẽ giải quyết được 6 bài toán. Cụ thể là tăng cường bảo mật, giúp giảm nguy cơ tấn công mạng, cải thiện an ninh mạng; Cải thiện y tế, lưu trữ hồ sơ sức khỏe của bệnh nhân, truy vết nguồn bệnh, mở ra triển vọng cho điều trị từ xa; Quản lý rác thải, duy trì môi trường sạch đẹp cho thành phố thông minh, giúp theo dõi quản lý rác thải theo thời gian thực, minh bạch hóa quá trình tái chế rác thải…; Đơn giản hóa giáo dục, giảm áp lực cho ngành giáo dục bằng cách tạo ra cơ sở dữ liệu an toàn, minh bạch, giúp các trường dễ dàng truy cập và chia sẻ thông tin, hạn chế tình trạng gian lận; Tiết kiệm năng lượng, bảo tồn tài nguyên là trọng tâm chính trong phát triển thành phố thông minh. Công nghệ chuỗi khối có thể được dùng để theo dõi tiêu thụ năng lượng. Và bài toán cuối cùng mà công nghệ chuỗi khối giải quyết đó là tối ưu hóa giao thông, giúp thúc đẩy dịch vụ vận tải ở thành phố thông minh, cho phép theo dõi phương tiện giao thông, cung cấp nền tảng cho việc đăng ký phương tiện, thông báo về quyền sở hữu của tài xế, ngăn chặn nạn trộm cắp xe…

CN CI THIN CH S CNH TRANH TOÀN CU

Ông Phan Đức Trung (Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Công nghệ chuỗi khối Việt Nam) cho biết: Muốn phát triển thành phố thông minh, cần có chính sách thân thiện với công nghệ chuỗi khối. Việt Nam có thể tham khảo các thành phố thân thiện với công nghệ chuỗi khối ở các quốc gia như Singapore, Anh (London), Mỹ (NewYork)… Hiện TP.HCM xếp hạng 88 và Hà Nội xếp hạng 87/178 thành phố trên thế giới về chỉ số cạnh tranh toàn cầu. Vì vậy, muốn xây dựng thành phố thông minh phải cải thiện chỉ số này. Đồng thời có chính sách thúc đẩy các hướng đi của thành phố thông minh dựa trên nền tảng của công nghệ chuỗi khối là IoT, bất động sản và con người.

Đồng quan điểm với ông Trung, ông Cris Duy Trần (chuyên gia lĩnh vực chuyển đổi số) khẳng định, thành phố thông minh không thể thiếu nền tảng số và công nghệ chuỗi khối đóng vai trò trụ cột trong nền kinh tế số. Đây sẽ là một công nghệ chủ đạo của nền kinh tế số cũng như của thành phố thông minh. Nói đến thành phố thông minh thì không thể sử dụng sản phẩm tài chính cũ (tiền mặt). Hay thành phố thông minh mà không có nền kinh tế số chạy trên nền số thì không thể thông minh.

Theo ông Duy Trần, công nghệ chuỗi khối đem lại ba giá trị, đó là: Giải quyết những bài toán tồn đọng do chưa có giải pháp công nghệ tốt nhất; Mang lại sự đồng thuận cao từ các bên liên quan, đây được xem là sự ưu việt nhất của công nghệ chuỗi khối về mặt thời gian; Tạo ra được các sản phẩm trước đây chưa có do giới hạn về công nghệ, về giải pháp. Ông Duy Trần cũng lưu ý: “Công nghệ chuỗi khối đơn giản là công nghệ lưu trữ dữ liệu, đem lại sự bền vững về cơ sở dữ liệu. Tuy nhiên, không phải thứ gì cũng đưa lên chuỗi khối được vì việc đầu tư cho lưu trữ không hề rẻ, tránh lãng phí các nguồn lực. Công nghệ chuỗi khối không phải là “đũa thần”, tránh lầm tưởng nó sẽ giải quyết tất tần tật những vấn đề nan giải đang tồn đọng”.

Bài, ảnh: T.Anh

Bình luận (0)