Hội nhậpGiáo dục khắp nơi

Mỹ bị cạnh tranh gay gắt về xuất khẩu giáo dục

Tạp Chí Giáo Dục

Mỹ đang bị Anh, Úc, New Zealand, Singapore và Trung Quốc cạnh tranh gay gắt về xuất khẩu giáo dục.

20% sinh viên thế giới đến học ở Mỹ

Nhu cầu toàn thế giới đối với giáo dục bậc cao chưa bao giờ mạnh mẽ hơn lúc này, và nó vẫn đang tiếp tục tăng. Tầng lớp trung lưu của thế giới chưa bao giờ giàu có như bây giờ, và Mỹ vẫn là điểm đến đầu tiên được lựa chọn cho việc học tập.
Tuy nhiên, nước Mỹ đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt, và thị phần mà họ chiếm lĩnh đang bị thu hẹp lại.
Việc giảng dạy ở nước ngoài theo kiểu “giao hàng tận nơi” cũng là một hình thức xuất khẩu. Khi ai đó đi đến Hoa Kỳ để nghiên cứu, việc xuất khẩu cũng coi như đang diễn ra, bởi tiền chảy vào Hoa Kỳ để tiến hành trao đổi – mua bán các hàng hoá giáo dục.
Tuyên bố Liên minh quốc gia của tổng thống Obama về việc thu hút và giữ nhân tài toàn cầu chứng minh rằng việc xuất khẩu giáo dục đã gây được sự chú ý của chính quyền.
Francisco Sánchez, Phó cục trưởng Cục thương mại quốc tế (Bộ Thương mại) gần đây cho biết: xuất khẩu giáo dục là "một phần của một chiến lược dài hạn để đưa Hoa Kỳ vào vị thế mạnh trong thị trường mới nổi toàn cầu."

Nước Mỹ đang bị cạnh tranh gay gắt về xuất khẩu giáo dục.

Đối thủ cạnh tranh của nước Mỹ
Trên thực tế, Sánchez lưu ý rằng trong thập kỷ qua, Mỹ đã chịu sụt giảm gần 30% thị phần sinh viên quốc tế.
Việc vị trí của Mỹ bị xói mòn mạnh mẽ như vậy không phải là kết quả của sự suy giảm chất lượng sản phẩm giáo dục, đúng hơn là, đối thủ cạnh tranh của nước Mỹ đã được tổ chức tốt hơn để tận dụng cơ hội này của thị trường. Nước Mỹ đang bị Anh, Úc, New Zealand, Singapore, và Trung Quốc qua mặt.
Thất bại đó bắt nguồn từ sự thiếu phối hợp và gắn kết giữa các cơ quan, sự vắng mặt của tầm nhìn chiến lược thống nhất về xuất khẩu giáo dục, và sự thiếu tham khảo ý kiến phối hợp với các tổ chức giáo dục chính, các cơ quan, cùng các tổ chức tư nhân.
Vấn đề còn tồn tại ở Bộ Thương mại, đáng chú ý là sự tích cực thúc đẩy việc quảng cáo rùm beng cho xuất khẩu giáo dục. Ví dụ, việc không phân biệt tổ chức được chính thức công nhận và tổ chức chưa được chính thức công nhận – cả hai đều có cơ hội được quảng cáo, giới thiệu và tham gia các sự kiện của bộ như nhau. Điều đó tạo ra sự nhầm lẫn trên thị trường ở nước ngoài, đồng thời làm nản lòng nhiều trường cao đẳng và đại học hợp pháp khi phải cùng tham gia các sự kiện với những tổ chức mang thành tích bất hảo và các doanh nghiệp “bay đêm”.
Mùa đông năm ngoái, chính phủ liên bang đã đột kích Đại học Tri –Valley. Tổ chức bị chính phủ gọi là đại học "giả mạo" này đã nhận sinh viên nước ngoài vào học và thu học phí nhưng không đòi hỏi họ phải tham dự các lớp học.
Ví dụ về “nhà máy sản xuất bằng cấp” này cho thấy những tổ chức không được công nhận (hoặc gần như được công nhận) có thể làm thiệt hại đáng kể đối với danh tiếng của giáo dục đại học Mỹ, làm hại đến sinh viên, và ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu giáo dục trong tương lai.
Nếu nước Mỹ không có biện pháp khắc phục, chắc chắn rằng Mỹ sẽ phải cam chịu sự xói mòn khả năng cạnh tranh và trở nên tầm thường. Chính quyền Obama vẫn được coi là sự cần thiết báo hiệu cho một tư thế tích cực hơn của nước Mỹ.
Theo Vietnamnet

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)