Hội nhậpGiáo dục khắp nơi

Mỹ: Cách mạng giáo dục với máy vi tính

Tạp Chí Giáo Dục

Từ những bài học trên mạng đến máy vi tính xách tay (laptop) thân thiện với học sinh và các giáo viên ảo, kỹ thuật đang rộng mở tại các lớp học ở Mỹ, giảm bớt nhu cầu về sách giáo khoa, giấy dùng ghi chép…

Jemella Chambers (11 tuổi), là một trong số 650 học sinh mỗi ngày được nhận một laptop Apple Inc tại một ngôi trường do nhà nước tài trợ ở Boston. Từ hàng ghế thứ nhì trong lớp học, cô bé gõ vào phần toán được phân cho cô trong phần mềm giáo dục sinh động mà cô rất thích.

Cô nói về phần mềm Scholastic Corp’s FASTT mà cô và các học sinh khác đang tranh nhau ghi điểm số cao bằng cách hoàn tất các phương trình toán học: “Thật dễ chịu. Nhờ nó cháu học khá hơn. Nó giống như chơi game”.

Các chuyên gia giáo dục nói trường của cô, Lilla G. Frederick Pilot Middle School ở Boston, Massachusetts, đưa ra một tầm nhìn về tương lai.

Không có sách giáo khoa. Học sinh nhận laptop vào khởi đầu mỗi ngày, trả lại vào cuối ngày. Giáo viên và học sinh giữ blog của riêng mình. Nhân viên và phụ huynh chat trên phần mềm thông tin tức thời. Phần được phân cho ai sẽ thông qua những “hộp drop” điện tử trên trang web của trường.

Thử nghiệm tại Trường Frederick bắt đầu cách nay hai năm với số tiền trị giá khoảng 2 triệu USD. Công việc của lớp học được thực hiện nhờ áp dụng những chương tình miễn phí trong Google Inc như Google Docs, hoặc Apple’s iMovie của Apple và phần mềm giáo dục như Toán FASTT.

Từ các khóa học trên mạng đến laptop thân thiện với học sinh và giáo viên ảo, kỹ thuật đang mở rộng tại các lớp học ở Mỹ, làm giảm nhu cầu về sách giáo khoa, tập dùng ghi chép...

Debra Socia, hiệu trưởng một trường ở Dorchester (nơi nổi tiếng về học sinh vô kỷ luật), nói: “Tại sao chúng ta cứ phải mua sách (giáo khoa) khi chúng ta có thể mua một máy vi tính? Sách giáo khoa thường trở nên lỗi thời ngay cả trước khi được in ra”.

Có giảm giá lập tức: một thư viện chất đầy sách giáo khoa cùng với các tiểu thuyết. Socia thêm: “Đây là một kinh nghiệm tốt, rất tốt”. Học sinh đến lớp tăng từ 92% lên 94%; số bị kỷ luật giảm 30%. Và phụ huynh ngày càng tham gia nhiều hơn, mà theo bà “Bất cứ gia đình nào cũng có thể nói chuyện qua mạng với giáo viên và nói “Này, chúng tôi đang có vấn đề…”.

Không như các trường truyền thống, học sinh Trường Frederick với nhiều trình độ khác nhau làm việc trong cùng một lớp học.

Internet cũng là một chất xúc tác cho sự thay đổi. Số lượng học sinh ghi tên vào các lớp học trên mạng tại Mỹ đạt 1 triệu hồi năm ngoái, tăng 22 lần so với năm 2000, theo Hội đồng Học trên mạng Bắc Mỹ.

Đó mới chỉ là bước đầu, theo Michael Horn, giám đốc điều hành giáo dục tại Viện Innosight, một nhóm chuyên gia phi lợi nhuận ở Massachusetts.

Ông nói: “Chúng tôi dự đoán 50% những khóa học trung học sẽ được dạy trên mạng vào năm 2013. Hiện nay tỉ lệ này mới chỉ vào khoảng 1%”.

K12 Inc, cung cấp dịch vụ giáo dục trên mạng tại 17 bang, cho biết học sinh ghi tên tăng 57% kể từ năm ngoái, lên đến 41.000 học sinh học toàn thời gian, theo giám đốc điều hành Ron Packard. Ông nói: “Chúng tôi đang nhận những học sinh mà trường địa phương hiện chưa tiến hành giáo dục trên mạng. Và phân bổ đang tiến đến với những em có năng khiếu đặc biệt”.

K12, trụ sở đặt tại Virginia, vừa mở một văn phòng ở Dubai. Packard nói ông hy vọng văn phòng sẽ đáp ứng yêu cầu lớn về nền giáo dục Mỹ của người nước ngoài muốn vào học các trường đại học Mỹ.

Còn Horn hy vọng đòi hỏi về giáo viên sẽ giảm và các trường ảo sẽ giúp hệ thống giáo dục Mỹ hoàn thành nhiệm vụ, nơi chỉ hai phần ba trẻ ở độ tuổi lên mười tốt nghiệp trung học.

Ông phát biểu: “Bạn đưa ra nền giáo dục với chi phí thấp, nhưng thực tế sẽ tăng lượng thời gian khi giáo viên có thể trao đổi với mỗi học sinh bởi các em không nhất thiết phải bám vào một bài học chung cho tất cả”.

Quang Hùng (theo Nhật báo Thượng Hải)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)