Hội nhậpThế giới 24h

Mỹ đẩy nhanh chương trình cứu trợ kinh tế

Tạp Chí Giáo Dục

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Những tháng cuối cùng trước khi rời Nhà Trắng, chính quyền của Tổng thống George W. Bush đang nỗ lực ẩy nhanh triển khai chương trình cứu trợ tài chính trị giá 700 tỷ USD. 

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Henry Paulson đã hối thúc nhân viên dưới quyền làm mọi việc có thể nhằm chứng tỏ cho thị trường thấy rằng chính phủ đang “vung tiền” để cứu hệ thống tài chính và giúp các ngân hàng khôi phục hoạt động cho vay bình thường.
Một ngày sau khi Thượng nghị sĩ da màu Barack Obama giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Tổng thống, ngày 5/11, Bộ Tài chính Mỹ đã công bố chi tiết kế hoạch cho các ngân hàng và định chế tài chính của Mỹ vay khoản tiền kỷ lục 550 triệu USD trước cuối năm nay nhằm tránh khỏi nguy cơ phá sản.

Bộ này cho biết tuần tới sẽ bán lượng trái phiếu trị giá tổng cộng 55 tỷ USD, bao gồm các trái phiếu có thời hạn phát hành 3 năm, nhằm đáp ứng nhu cầu vay tiền ồ ạt của các ngân hàng đang khó khăn trong khi thâm hụt ngân sách liên bang dự kiến có thể lên tới gần 1.000 tỷ USD vào năm tới.

Khó khăn về tài chính của chính phủ cùng với những chỉ số về lực lượng lao động thất nghiệp và doanh số bán lẻ công bố ngày 6/11 không mấy khả quan đang đặt ra những thách thức đối với chính quyền mới của ông Obama.

Theo số liệu của Bộ Lao động Mỹ, đến cuối tháng 10 vừa qua, số người tiếp tục nhận trợ cấp thất nghiệp đã tăng vọt thêm 122.000 người lên 3,84 triệu người, mức cao nhất kể từ cuối tháng 2/1983, thời điểm nước Mỹ phải vật lộn để vực dậy nền kinh tế sau cuộc suy thoái đau đớn và kéo dài. Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy thị trường lao động ở Mỹ đang trong tình trạng ốm yếu. Số người mới gia nhập đội quân xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần trước vẫn ở mức cao, 481.000 người, trong khi các công ty tiếp tục sa thải nhân công để tiết kiệm chi phí.

Mark Zandi, nhà kinh tế trưởng của hãng Moodys Economy.com dự báo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ sẽ tiếp tục giảm trong nửa đầu năm 2009, trong khi tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 8% trước khi có thể bắt đầu ổn định lại. Theo chuyên gia kinh tế cấp cao này, tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm sẽ dẫn đến tình trạng thất nghiệp trầm trọng nhất kể từ cuộc suy thoái 1981-1982. Thời đó, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ là 10,8%, mức cao nhất kể từ thời kỳ Đại suy thoái những năm 30 của thế kỷ trước.

Các công ty giao dịch trái phiếu có mệnh giá lớn dự kiến để thực hiện kế hoạch giải cứu ngân hàng, Chính phủ sẽ cần một lượng tiền kỷ lục 1.400 tỷ USD trong tài khóa hiện nay (bắt đầu từ ngày 1/10/2008), trong khi ông Zandi cho rằng con số này thậm chí có thể lên tới xấp xỉ 2.000 tỷ USD. Ông lưu ý rằng chương trình cứu trợ kinh tế quy mô lớn của chính phủ cần một số tiền rất lớn và rất có thể Tổng thống mới đắc cử Obama và Quốc hội do đảng Dân chủ kiểm soát sẽ thông qua gói kích thích kinh tế thứ hai trị giá từ 150 tỷ đến 300 tỷ USD.

Bộ trưởng Tài chính Paulson đã cam kết sẽ làm việc với Tổng thống mới được bầu Obama để bảo đảm cho giai đoạn chuyển tiếp diễn ra suôn sẻ. Ông Paulson đã lập tổ chuyên trách và lắp đặt đường dây liên lạc tại văn phòng Bộ để đội ngũ quan chức phụ trách tài chính mới của ông Obama có thể làm việc trong giai đoạn chuyển giao quyền lực từ nay đến ngày 20/1/2009.

Trong khi đó, một nhóm doanh nghiệp hàng đầu của Mỹ và có tiếng nói quan trọng trong Quốc hội cũng đã lên tiếng kêu gọi Tổng thống đắc cử Obama dành 100 ngày đầu tiên để ưu tiên khôi phục nền kinh tế. 

Theo TTXVN (dddn)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)