Các học sinh khuyết tật luôn cần sự giúp đỡ của cộng đồng xã hội. Ảnh: I.T |
Đưa học sinh khuyết tật (HSKT) vào học chung với học sinh bình thường (HSBT) là việc mà giáo dục Mỹ đang nỗ lực làm với mục đích thay đổi cái nhìn, cách cư xử phân biệt với HSKT vốn tồn tại lâu nay.
Các nhà giáo dục Mỹ thất vọng khi đại đa số những HSKT không được học chung với những HSBT trong các lớp thường xuyên, bởi ở đây có những chương trình học, những ưu đãi mà các em chưa được đón nhận. Bà Laura Rodriguez, hiệu trưởng một trường phổ thông, nói: “Nền giáo dục đặc biệt đã bao giờ đạt được đến thời đại hoàng kim chưa khi mà HSKT bị đối xử phân biệt so với HSBT, đơn giản qua việc học môn toán và khả năng đọc sách. Đó là lí do các em không được vào các trường thường xuyên ư?”.
Thay đổi văn hóa cư xử
Để thay đổi cái nhìn cũng như cách cư xử phân biệt đối với HSKT tồn tại lâu nay, nhiều dịch vụ dành cho đối tượng này đã được điều chỉnh. Gần đây, Tòa án Tối cao Hoa Kỳ phán quyết tăng cường các quyền cho phụ huynh có con bị khuyết tật như khi gửi con vào các trường tư có thể yêu cầu một số môn học phù hợp với bệnh của con mình – điều mà các trường công không đáp ứng được. Đây là một sự nỗ lực lớn, làm cho giáo dục Mỹ phù hợp với xu thế quốc tế, cho phép các HSKT được hưởng lợi như những HSBT từ các lớp học thường xuyên.
Năm nay, số HSKT tại Mỹ vào các trường giáo dục đặc biệt lên đến 177.000 em, nhiều hơn dự kiến của hệ thống giáo dục 17%. Các em là những HS bị bệnh tự kỷ, yếu chi… và chính quyền đang đấu tranh để giải quyết nhu cầu học cho các em. Cụ thể mùa thu này có trên 250 trường thường xuyên sẽ chấp nhận nhiều HSKT. Hiện tại TP. New York đã dành 4 tỷ 800 triệu USD cho giáo dục đặc biệt, tăng 3 tỷ 800 triệu USD so với 5 năm trước đây, trong đó dành ra 1 tỷ 200 triệu USD chi phí cho việc gửi các HSKT đến các trường học tư.
Những trường có sự chọn lọc như Stuyvesant High School sẽ cho HSKT thêm thời gian để hoàn thành bài thi và nhập học, không gây áp lực làm nản chí cho các em khi hòa nhập vào môi trường mới. Theo đó, các lớp có HSKT sẽ có đội ngũ giáo viên cộng tác, nghĩa là trong mỗi lớp học truyền thống sẽ có thêm một giáo viên phụ, họ cũng có thể dạy thêm các dịch vụ như dạy nói hay vật lý trị liệu.
Khó khăn còn phía trước
Khi đưa ra chính sách này, nhiều nhà giáo dục không khỏi lo lắng đây sẽ là một khó khăn bởi họ không có kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn về giáo dục đặc biệt. “Hơn nữa, liệu có đủ số lượng giáo viên để dạy HSKT và dịch vụ có tốt không, có ảnh hưởng đến quyền lợi của những HS khác không?” – Ông Allison Gaines Pell, Hiệu trưởng Đại hội đồng Đô thị Viện Hàn lâm nghệ thuật và văn học cho biết.
Một vấn đề căng thẳng hơn khi họ đang phải đối mặt với việc ngân sách giáo dục sắp bị cắt giảm trong khi sốlượng HSKT thì ngày càng tăng, mặc dù vẫn còn khoản trợ cấp cho các trường giáo dục đặc biệt và phụ huynh phải đóng thuế.
Giống như nhiều thành phố lớn khác, New York đã gặp khó khăn để tìm ra cách cung cấp các dịch vụ phù hợp cho HSKT và làm thế nào để quản lý những khoản chi tiêu sẽ tăng lên dành cho giáo dục đặc biệt. Thị trưởng Michael R. Bloomberg và Hiệu trưởng Joel I. Klein cho biết, trong năm 2003, họ đã chuyển HSKT vào các lớp học thường xuyên nhưng những nỗ lực đã bị thất bại khi một số HS không nhận được dịch vụ đặc biệt 1 tháng/ lần, danh sách tên HS đã bị thất lạc hoặc bị mất và họ phải chi hơn 40.000 USD để tìm lại các bộ hồ sơ của HSKT.
Trong khi đó các chuyên gia giáo dục đặc biệt cho rằng rất khó để nhận ra HSKT học có tiến bộ tốt không, đặc biệt là HS bị tự kỷ, hay có trường hợp do bệnh tật tiến triển mà HS gặp nhiều khó khăn hơn.
Kim Sweet, Giám đốc điều hành Nhóm người bảo vệ quyền lợi trẻ em ở New York cho biết: “Điều này dễ dàng thất bại nếu nó thực hiện không đúng. Nếu trẻ em bị mắc kẹt trong các trường học không có hệ thống giáo dục đặc biệt, hay bị từ chối những yêu cầu phục vụ thì các em có thể rơi vào trạng thái tồi tệ hơn và đối với các HSKT nặng thì vẫn phải để các em ở lại trong các trường giáo dục đặc biệt”.
Charlene Carroll-Hall, phụ huynh một HSKT cho biết: “Con tôi đã thất bại tại một trường học có hình thức quy hoạch thường xuyên, bởi họ chỉ giúp đỡ con tôi khi nào cần, tức là họ chỉ đặt HSKT ngồi đó”.
(The New York Times)
Ngọc Trinh
Bình luận (0)