Hội nhậpThế giới 24h

Mỹ lún sâu vào khủng hoảng

Tạp Chí Giáo Dục

Cả nước Mỹ đang mong ngóng lưỡng viện Mỹ thông qua gói kích cầu 827 tỷ USD nhằm chấn hưng nền kinh tế đang đổ vỡ. Thế nhưng, dường như sự mục rũa của hệ thống ngân hàng Mỹ khiến họ không thể cầm cự thêm được nữa. Bởi ngay khi Hạ viện Mỹ vừa thông qua đề xuất tung nốt tiền cứu trợ của tân Tổng thống Barrack Obama thì lại có thêm 3 ngân hàng mới tuyên bố phá sản.
Tin tức tốt đẹp chưa được đón nhận, thì nước Mỹ lại một phen bàng hoàng khi các ngân hàng Firstbank Financial Services of Georgia, Bank of Merced và Alliance Bank of Califonia đồng thời tuyên bố phá sản. Tính từ đầu năm 2009 tới nay, đã có 9 ngân hàng Mỹ phá sản.
Trong một động thái nhằm trấn an dư luận, Washington đã đạo diễn để những giao dịch liên quan tới Firstbank of Financial Services được chuyển qua ngân hàng Regions. Bước kế tiếp ngân hàng Regions sẽ mua lại Firstbank với giá 17 triệu USD. Bởi tính tới hết năm 2008 tổng tài sản của Firstbank là 337 triệu USD, trong khi đó tổng lượng tiền gửi là 279 triệu USD. Cũng trong diễn biến tượng tự Alliance Bank với tổng tài sản là 1,14 tỷ USD và tổng tài sản là 951 triệu USD được California Bank & Trust mua lại. 5 chỉ nhánh của Alliance Bank kể từ ngày 9/2/2009 được hoạt động dưới vai trò của California Bank & Trust. Tệ nhất trong số 3 nạn nhân mới phải kể tới County Bank of Merced, với tổng tiền gửi là 1,3 tỷ USD trong khi tổng tài sản là 1,7 tỷ USD đã bị cơ quan chức năng ở tiểu bang California đóng cửa, nơi có khá nhiều bà con Việt kiều đang làm ăn sinh sống. Việc FED trong vai trò ngân hàng trung ương Mỹ ra lệnh đóng của 3 ngân hàng mới cho thấy bất chấp việc Quốc hội Mỹ cho phép giải ngân nốt số tiền trong gói cứu trợ 700 tỷ USD nước Mỹ vẫn tiếp tục chứng kiến những mất mát mới. Tâm lý người dân Mỹ lúc này không khỏi hoang mang, bởi họ hiểu rằng con số 9 ngân hàng phá sản chưa phải là con số cuối cùng của năm 2009 đầy khó khăn này.
Hậu quả của các đợt đổ ngân hàng sẽ làm USD tiếp tục mất giá tại Mỹ, gây khó khăn cho việc xuất khẩu hàng hóa vào thị trường này.       
Diễn biến phức tạp trên thị trường tài chính Mỹ khiến người ta có thể mường tượng ra kết quả cứu trợ tại Thượng viện. Một kết quả thỏa hiệp để thông qua. Tại Thượng viện Mỹ một cuộc mặc cả lớn bắt đầu khi Chính quyền Obama muốn đẩy nhanh công tác cứu trợ thì thế vào đó một sự thư giãn về thuế. Theo đó mức thuế thu nhập đánh vào người dân Mỹ có mức thu 70.000 USD/người hay cỡ 14.000 USD/một cặp gia đình. Nhưng chưa dừng ở đó, việc giảm thuế cho những người có thu nhập trung bình và cao sẽ được Thượng viện Mỹ bảo vệ thể theo việc triển khai luật thuế hoán đổi AMT (Alternative Minimum Tax), một vài năm trước vốn bị tạm ngừng do vấp phải sự phản kháng mạnh mẽ của tầng lớp dân nghèo. Ngoài ra việc thông qua khoản cứu trợ cũng sẽ phải đổi lấy những yêu sách về nhà đất của Thượng viện, ở đó chính quyền Obama sẽ bị trói buộc trong việc thu thuế giao dịch nhà đất. Tuy nhiên, kết quả thông qua cuối cùng của Thượng viện sẽ là liều thuốc, ít nhất nó tạm ngưng cơn sốt nguy kịch của khu vực tài chính, ngân hàng Mỹ. Những thông tin về khoản cứu trợ phần nào đã tác động tích cực tới sự phục hồi trên thị trường Nasdaq, NYSE và S&P 500. Kế đó những ảnh hưởng tích cực cũng lan tỏa sang Châu Á, tạm ngưng chuỗi ngày u ám của một số chứng khoán Tokyo, Hongkong, Hàn Quốc và thậm chí cũng tác động một chút tới thị trường VN. Đặc biệt là hậu quả của các đợt đổ ngân hàng sẽ làm USD tiếp tục mất giá tại Mỹ, gây khó khăn cho việc xuất khẩu hàng hóa từ nhiều nước sang thị trường chủ lực thế giới này.
Nam Phong (dddn)
 

Bình luận (0)