Y tế - Văn hóaDinh dưỡng học đường

Mỹ phẩm giả tràn ngập thị trường

Tạp Chí Giáo Dục

Li dng nhu cu làm đp ca các ch em ph n mà hàng lot m phm gi, m phm không rõ ngun gc xut x có mt tràn lan trên th trưng. Dù chính quyn đa phương cũng như các cơ quan chc năng có can thip, cnh báo, x pht các cá nhân, doanh nghip có hành vi mua bán trên, thế nhưng, tình trng này vn tiếp din…

Sn phm không bao bì, nhãn hiu b tróc

Đây là tình trạng đang nhức nhối ở nước ta. Chủ yếu việc mua bán mỹ phẩm không rõ nguồn gốc tập trung ở các đô thị lớn như TP.HCM. Tình trạng này nếu không có biện pháp giải quyết triệt để không chỉ gây hại cho người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng xấu đến hình ảnh đất nước.

M phm quá đát, không rõ ngun gc… tràn lan

Chỉ cần dạo quanh một số khu chợ tại TP.HCM, chúng ta sẽ không khỏi bắt gặp nhiều nơi bán đồ trang điểm: son, phấn, mascara… và mỹ phẩm làm đẹp, từ những quầy hàng nhỏ cho đến các đệm trải dọc theo lối đi của chợ. Điểm chung của những tụ điểm mua bán mỹ phẩm này là giá siêu “mềm” chỉ từ vài chục ngàn đến vài trăm ngàn đồng đổ lại, kèm theo đó là những lời quảng cáo “có cánh” của người bán. Chính vì điểm đó đã không ít khách hàng “sập bẫy” mỹ phẩm kiểu “hàng chợ” tiền nào của nấy.

Theo lời quảng cáo của một chị bán mỹ phẩm tại chợ Bàn Cờ (Q.3, TP.HCM) thì hàng của chị được nhập hoàn toàn ở nước ngoài (Mỹ, Hàn Quốc, Nhật…), không có sản phẩm nào là của Việt Nam. Khi đến tiệm mỹ phẩm của chị, khách hàng muốn thứ nào có thứ đó. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc cho các công ty chuyên bán mỹ phẩm, bước đầu tôi nhận thấy đây đúng là hàng nước ngoài thật, với những thương hiệu nổi tiếng như: Innisfree (Hàn Quốc), Maybeline (Mỹ), L’Oréal Paris (Pháp)… Nhưng lạ thay, có một số sản phẩm đã quá cũ, nhất là son môi. Đầu son bị mòn, hệt như đã bị sử dụng. Không chỉ vậy, chất son như bị chảy ra vì quá hạn. Vậy mà chị bán hàng vẫn nói hết lời này đến lời khác để lấy lòng tin khách hàng.

Dạo quanh chợ Vườn Chuối (Q.3, TP.HCM), tôi cũng nhận thấy nhiều tiệm bán đa dạng mỹ phẩm nước ngoài với giá hơn 100 ngàn đồng. Tôi quan sát thật kỹ hình dáng của sản phẩm và nhận thấy đa số hàng hóa mập mờ về hạn sử dụng, thêm vào đó là các dòng chữ ghi ngoài bao bì toàn là tiếng nước ngoài, có sản phẩm còn không có bao bì, thậm chí nhãn hiệu cũng bị tróc tự bao giờ.

Không chỉ xuất hiện ở các chợ lớn nhỏ, ngay trên mạng xã hội vẫn ồ ạt quảng cáo, livestream những mặt hàng mỹ phẩm dành cho phái nữ. Chỉ cần mở facebook, vô mục tìm kiếm gõ hai chữ “mỹ phẩm” là hàng loạt thông tin sản phẩm xuất hiện: hàng cao cấp có, hàng thanh lý giá rẻ có… Nhưng một điểm khác biệt với việc bán mỹ phẩm ở chợ là một số người bán trên mạng sẵn sàng dùng thử cho mình xem, cam kết 100% hàng chính hãng. Và để khách hàng tin tưởng hơn, nhiều trang bán mỹ phẩm hứa hẹn sẽ hoàn tiền nếu sản phẩm có vấn đề, thậm chí họ tổ chức nhiều chương trình bốc thăm trúng thưởng làm “mê hoặc” khách hàng.

M phm kém cht lưng đưc bày bán ti khu vc ch Bàn C (Q.3)

Đáng nói hơn, hàng giả, kém chất lượng còn ngang nhiên có mặt tại các cơ sở kinh doanh có tiếng. Điều này đã làm không ít người thất vọng, bởi nơi mà họ tin tưởng cũng xuất hiện hàng giả. Chẳng hạn chỉ trong năm 2018, công ty mỹ phẩm P.T.V do một diễn viên, người mẫu nổi tiếng làm giám đốc, có trụ sở trên đường Lũy Bán Bích, P.Hòa Thạnh, Q.Tân Phú bị phạt với số tiền hơn 200 triệu đồng vì 2 lần vi phạm (tháng 1 bị phạt 70 triệu đồng và tháng 5 là 155 triệu đồng) vì sản phẩm không an toàn cho người tiêu dùng. Đây không phải là trường hợp điển hình. Vụ việc này khiến khách hàng hoang mang, mất niềm tin vì mua hàng tại nơi như vậy vẫn bị “qua mặt”. Và cũng chính những công ty như vậy cũng là nguyên nhân để người tiêu dùng mua hàng rẻ ngoài chợ. Vì mua hàng đắt tiền cũng gặp giả, thôi thì “nhắm mắt đưa chân” mua đại hàng rẻ có giả cũng không xót tiền. Từ đó, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Hu qu khôn lưng…

Những mặt hàng mập mờ về nguồn gốc trên đa phần là mỹ phẩm giả. Và dĩ nhiên, hàng giả là hàng cấm, bởi chúng kém chất lượng, không đảm bảo vệ sinh trong quá trình sản xuất và không được kiểm nghiệm trước khi tung ra thị trường. Nhiều chuyên gia, bác sĩ da liễu khẳng định rằng, mỹ phẩm làm giả thường có các loại hoạt chất, hóa chất gây ra dị ứng và làm tổn thương da, khiến nổi mẩn đỏ, ngứa, mưng mủ, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Nếu dùng lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng ngộ độc mỹ phẩm. Có nhiều trường hợp người dùng phải nhập viện, để lại di chứng về sau hoặc điều trị không hết. Cũng đã có những trường hợp dẫn đến ung thư da, ung thư vú, và các vấn đề về tim mạch.

Một vụ việc vừa xảy ra hồi tháng 8-2018. Một cô gái tên Tâm (tên nạn nhân được thay đổi, 19 tuổi, Hà Tĩnh) vì mua mỹ phẩm từ người quen với lời quảng cáo là loại mỹ phẩm dân tộc 100% tự nhiên, thoa lên sẽ sạch mụn và đẹp ngay mà sau hơn 10 ngày sử dụng mà khuôn mặt sưng phù, đôi mắt híp không mở được, cộng thêm da ngứa ngáy khó chịu nên cô phải đến bệnh viện điều trị. Đây chỉ mới là trường hợp gần đây, trước đó còn rất nhiều người cũng phải bỏ ra một khoản tiền để đi chữa trị làn da vì dùng mỹ phẩm giả. Từ những vụ việc này cảnh báo đến chị em ham làm đẹp mà không quan tâm đến giá cả, chất lượng hàng hóa.

Trinh H

 

Bình luận (0)