Mới đây, một tuyên bố chung của giới lãnh đạo ngân hàng nói rõ rằng họ đang đứng chắc chắn phía sau hệ thống ngân hàng và có thể đưa ra những sáng kiến nhằm kiểm tra tình trạng vốn của các ngân hàng Mỹ. Ý nghĩa của tuyên bố này phần nào đó còn chưa rõ ràng nhưng ít nhất nó cũng làm cho thị trường Mỹ, vốn đang bị sợ hãi suốt thời gian qua, tạm thời dừng nỗi lo lắng.
Điều đáng lo ngại hơn là sự sắp xếp lại các ngân hàng sẽ cho thấy các nguy cơ của việc phá sản ngày càng có nguy cơ gia tăng đối với Citi và xuất hiện rõ nét với BoA, trong khi JPMorgan tiếp tục được bảo đảm an toàn. Các nhà đầu tư dường như đang đánh cuộc với các khoản tiền vốn bơm thẳng từ ngân sách nhà nước vì chúng có thể làm phai nhạt những cổ đông vốn có nhưng đối lại nhà nước cũng có thể nhấn mạnh việc cắt giảm vốn với những ngân hàng cần đẩy mạnh việc cấu trúc lại vốn.
Tuy nhiên việc ép các ngân hàng trả những khoản nợ không thể chi trả có thể gây ra một dạng tháo chạy tiền mặt và phá hỏng thị trường. Điều đó sẽ mang tới sự hỗn loạn như đã từng xảy ra sau khi ngân hàng Lehman Brother sụp đổ năm 2008. Bản tuyên bố của giới chủ ngân hàng có vẻ được thiết kế để bảo đảm trước tình huống đó. Nhưng điều vẫn lảng tránh là vấn đề căn bản: nguồn tiền mới nào sẽ được bơm vào các ngân hàng đang lung lay sắp đổ. Rõ ràng là Chính phủ Mỹ phải thực hiện các quyết định mang tính pháp lý để giúp đỡ các ngân hàng cân bằng bản thanh toán. Và thị trường chủ yếu trông đợi vào việc chính phủ ra tay để mang lại tâm lý tích cực chung. Tỷ số vốn của ba ngân hàng lớn của Mỹ đang ở mức 11-12%, bao gồm cả BoA và Merrill Lynch nhưng ngân hàng Citi và BoA có được các tỷ số vốn này nhờ phần lớn vào số cổ phiếu ưu đãi, mà những cổ phiếu này đa số thuộc về nhà nước.
Nguồn vốn trên không thể mất hoặc thua lỗ, ví dụ ngân hàng Citi có thể trì hoãn tiền lãi cổ phần đối với những cổ phiếu ưu đãi mới nhất của chính phủ nhưng không thể không trả toàn bộ chúng như cách đối với cổ đông thông thường. Tước bỏ đi phần vốn ngoại lai thì tỷ số vốn của JPMorgan là 6,4%, mức đó bằng với các ngân hàng có nguồn vốn tốt nhất của Châu Âu như RBS (do Chính phủ Anh kiểm soát). Tuy nhiên Citi và BoA thì có vẻ ốm yếu hơn, bỏ qua các nguồn vốn ngoại lai thì tỷ số vốn của hai ngân hàng này trong khoảng 3-4%.
Giới đầu tư xem ra chỉ tin tưởng vào các ngân hàng có những mức độ trong sạch cao về vốn. Việc đó khuyến nghị rằng có thể là một ý tốt nếu chuyển đổi những cổ phiếu ưu đãi hiện có của chính phủ sang thành nguồn vốn trong sạch. Nếu chuyện đó xảy ra với tỷ giá hiện thời của cổ phiếu trên thị trường, Chính phủ Mỹ có thể sở hữu khoảng hai phần ba ngân hàng BoA và khoảng 80% ngân hàng Citi. Nhưng thay vì đi theo hướng đó thì thông báo của giới lãnh đạo ngân hàng dường như cổ vũ ý tưởng chuyển đổi các cổ phiếu ưu đãi nhà nước tạm thời thành cổ phiếu chung thêm ngoài khi và chỉ khi thua lỗ trở thành hiện thực. Việc làm vô nghĩa này dường như được đặt ra nhằm tránh nguy cơ quốc hữu hóa ngân hàng nhưng chắc chắn nó sẽ tạo ra nhiều sự hỗn loạn hơn về những sự thua thiệt thực sự có khả năng xảy ra ở hai ngân hàng Citi; BoA và các ngân hàng khác cũng có thể không qua được các vòng kiểm tra vốn. Như thế thật khó khăn để tin vào giải pháp của các ngân hàng và việc vào cuộc sâu, thậm chí là chuyển quyền kiểm soát về tay Chính phủ Mỹ là điều có thể xảy ra.
Hoa Chi (dddn)
Bình luận (0)