Hội nhậpGiáo dục khắp nơi

Mỹ: Sinh viên đến Jordan để du học về Trung Đông

Tạp Chí Giáo Dục

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Sinh viên Mỹ tại thủ đô Amman của JordanSinh viên Mỹ muốn học tiếng Arab thường nói đùa rằng Jordan là “Trung Đông hóa thạch” – một nơi đến an toàn tại vùng vốn nhiều lộn xộn mà không hề có bạo lực của Lebanon, quan hệ căng thẳng với Mỹ của Syria, hoặc nền văn hóa thủ cựu của vùng Vịnh.

Được hấp dẫn nhờ tiếng thơm này, ngày càng có nhiều sinh viên Mỹ thích học tiếng Arab đổ đến Jordan.

Thủ đô Amman, vốn thiếu một lịch sử lâu dài và cả màu sắc để lôi cuốn người Mỹ như Cairo, vốn là điểm đến được các sinh viên nước ngoài muốn học tiếng Arab ưa thích nhất.

Nhưng không khí Amman lại không hề bị ô nhiễm và thiếu vắng những đám đông xô bồ hỗn độn như thủ đô Cairo của Ai Cập. Nơi đây cũng cho người ta có cảm giác gần phương Tây hơn với những đường phố sạch sẽ và vô số cửa tiệm Mỹ và nhà hàng bán thức ăn nhanh.

Liza Hester, nữ sinh viên học tiếng Arab đến từ Colby College ở Maine, nói: “Tôi đã đến Morocco nhưng đó không phải là trái tim của Trung Đông, và Jordan mới đúng là nơi cần đến”.

Cô nhận xét những nơi như Ai Cập và Yemen khó được ưa chuộng hơn và cho rằng trường cô không nên tin mà giới thiệu cô đến với các lớp học tiếng Arab ở những nước có trong danh sách tư vấn của Bộ Ngoại giao, như Syria và Lebanon chẳng hạn.

Jordan, có lẽ được biết đến nhiều nhất là nơi có thành phố đá đỏ cổ xưa Petra (được bình chọn là một trong 7 kỳ quan thế giới hiện đại), luôn được coi là điểm đến an toàn đối với khách nước ngoài mặc dù thỉnh thoảng vẫn xảy ra bạo lực.

Nhưng những vụ tấn công như vầy không gây hại bao nhiêu đến hình ảnh của “hòn đảo bình yên” của Jordan.

Amman cũng đã trở thành một bậc thềm để đến với nước láng giềng Iraq: Xây dựng bùng nổ với nhiều vốn đầu tư đổ vào Iraq và người Iraq tị nạn ùn ùn đổ qua. Người Tây phương muốn đến Baghdad du lịch hoặc sử dụng thủ đô Jordan làm căn cứ để chuyển hàng vào đất nước từng bị chiến tranh tàn phá này là chuyện thường tình.   

Còn nữa, Amman vẫn là nơi êm đềm hơn nhiều so với thủ đô của các nước Arab khác.

Kelly Nau, người gốc Los Angeles, 26 tuổi, đến Jordan làm điều dưỡng viên, đang ngồi tại một quán cà phê tại trung tâm Amman, nhận xét: “Amman giống như Kansas City của Trung Đông”, và thêm tuy nơi này không có “dáng vẻ của Damascus, Beirut hoặc Jerusalem” nhưng lại “rất ổn định”. 

Thêm hơn 300 sinh viên Mỹ nữa hy vọng sẽ học tiếng Arab tại Đại học Jordan vào mùa thu này, chiếm khoảng phân nửa sĩ số sinh viên trong niên khóa này tại đây.

Lượng sinh viên Mỹ theo học tại Đại học này đã tăng gấp ba kể từ sau ngày 11-9-2001, theo Tawwiq Omar, nhà tư vấn cho người nước ngoài muốn học tiếng Arab ở Đại học. 

Đây cũng là trường có những chương trình học tiếng Arab phong phú nhất ở Jordan với hơn 30 khóa học. Học phí tính ra vào khoảng 2.000 USD/năm – rẻ hơn nhiều so với nhiều chương trình tại các nước như Ai Cập hoặc Syria, là những nơi cũng có lượng sinh viên Mỹ đến học tiếng Arab tăng từ sau những vụ tấn công ngày 11-9.  

Với một số người, học phí rẻ có nghĩa là sẽ có tiền cho những buổi đi chơi ở các hộp đêm và quán rượu ở Amman. Nhiều người khác lại lo kiếm tiền nhờ phục vụ bàn trong các nhà hàng ở thành phố, hoặc viết diễn văn bằng tiếng Anh cho các quan chức Jordan để lấy tiền trả học phí. 

Dù cho mùa hè ở Jordan thời tiết hơi nóng, hiếm có thành phố nào trên nước này nhiệt độ lên tới quá 36 độ C. 

Mariam Shaheed, một cô gái Mỹ từ Texas đến Amman từ đầu hè để cải thiện vốn tiếng Arab của mình, cho biết: “Thời tiết đáng yêu là lý do chính khiến tôi đến đây. Nhưng người dân cũng rất dễ mến”.

Quang Hùng  (theo AP)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)