Hội nhậpThế giới 24h

Mỹ triển khai quân cách biên giới Nga 20 km, Anh có động thái “lạ”

Tạp Chí Giáo Dục

Một đại đội bộ binh Mỹ đã tới Estonia, giáp biên giới Nga vào tuần này, trong khi Anh ra lệnh thanh tra các khoản viện trợ cho Ukraine.

Đài RT ngày 16-12 đưa tin Bộ Quốc phòng Estonia đã thông báo về sự xuất hiện của một đại đội bộ binh Mỹ tại nước này.

Động thái triển khai quân đội của Mỹ tại Estonia, giáp biên giới với Nga, nhằm củng cố biên giới phía Đông của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) với Nga. 

Theo trang web của Bộ Quốc phòng Estonia, đại đội bộ binh Mỹ đang đồn trú tại căn cứ quân sự Taara ở thị trấn Voru, cách biên giới Nga khoảng 20 km. 

Mỹ triển khai quân cách biên giới Nga 20 km, Anh có động thái lạ - Ảnh 1.

Quân đội Mỹ tại Estonia. Ảnh: Quân đội Mỹ

Bình luận về động thái trên, đại tá Mati Tikerpuu, chỉ huy Lữ đoàn bộ binh số 2 của Lực lượng Phòng vệ Estonia, bày tỏ hy vọng có thể “kết hợp các đồng minh của chúng tôi ở cấp độ lữ đoàn và có thêm một đơn vị cơ động”.

Đại tá Richard Ikena, chỉ huy trưởng bộ phận pháo binh thuộc Sư đoàn bộ binh số 1 của Mỹ, cho biết quân đội Mỹ sẵn sàng triển khai tới Estonia và “mong được kề vai sát cánh cùng các đồng minh của chúng tôi".

Tuyên bố cho biết thêm Mỹ cũng dự định triển khai một trung đội pháo phản lực cơ động cao (HIMARS) tới Estonia bên cạnh các thiết bị, hệ thống chỉ huy và kiểm soát liên quan. Bộ trưởng Quốc phòng Estonia Hanno Pevkur lưu ý điều này sẽ cho phép quân đội Estonia tìm hiểu kỹ năng vận hành các hệ thống pháo phản lực phóng loạt trước khi tiếp nhận HIMARS vào năm 2025.

Các quan chức quân sự ở Tallinn bình luận rằng nhu cầu tăng cường sự hiện diện của NATO ở Estonia là do môi trường an ninh ở châu Âu đang xấu đi và chiến dịch quân sự đặc biệt mà Nga phát động ở Ukraine.

Ngược lại, Nga nhiều lần lên án việc NATO tập trung quân sự gần biên giới của mình và cung cấp vũ khí cho Ukraine. Moscow cho rằng những hành động đó sẽ chỉ kéo dài cuộc xung đột mà không thay đổi kết quả.

Mỹ triển khai quân cách biên giới Nga 20 km, Anh có động thái lạ - Ảnh 2.

Bính sĩ Ukraine huấn luyện tại căn cứ quân sự gần Manchester – Anh. Ảnh: The Sun/PA

Trong một diễn biến khác, Thủ tướng Anh Rishi Sunak vừa ra lệnh thanh tra các khoản viện trợ cho Ukraine. Theo đài BBC, ông Sunak yêu cầu "đánh giá dựa trên dữ liệu" về tình hình ở Ukraine, làm dấy lên lo ngại London có thể ngừng hoặc chậm viện trợ cho Kiev.

Ukraine phụ thuộc vào thiết bị quân sự của Mỹ và các đồng minh. Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine Valery Zaluzhny nói với tờ Economist rằng quân đội của ông cần ít nhất 300 xe tăng và 700 xe bọc thép bộ binh – nhiều hơn những gì mà quân đội Anh cung cấp cho nước này. 

Theo Phạm Nghĩa/NLĐO

 

Bình luận (0)