Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Năm 2015 mới có quy chế kỳ thi quốc gia

Tạp Chí Giáo Dục

Hôm qua 15.10 là hạn chót để các trường gửi báo cáo lên Bộ GD-ĐT về Đề án tuyển sinh riêng. Tuy nhiên, một điều đáng chú ý là các đề án này không được xây dựng theo Quy chế tuyển sinh của Bộ.

Dư luận đặc biệt quan tâm, liệu khi có Quy chế kỳ thi quốc gia thì đề án của các trường có phải thay đổi cho phù hợp không? Đến thời điểm này, Bộ cũng chưa khẳng định vì chưa có quy chế.

Năm 2015, thí sinh vào ĐH bằng nhiều hình thức xét tuyển. Trong ảnh: Học sinh lớp 12 Trường trung học thực hành (ĐH Sư phạm TP.HCM) – Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Khó cho các trường !

Ông Trần Văn Nghĩa, Phó cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT), cho biết đã có hơn 100 trường gửi đề án tuyển sinh riêng. Tuy nhiên, theo ông Nghĩa, đây chưa phải là con số cuối cùng vì vẫn còn những trường báo cáo xin gửi đề án muộn hơn thời hạn do trục trặc, sai sót về mặt kỹ thuật hoặc chưa hoàn thành.

Đáng lẽ ra, đề án các trường phải được xây dựng trên căn cứ quy chế tuyển sinh, nhưng nếu tới tận tháng 1.2015 quy chế mới ra đời thì sẽ rất khó cho các trường nếu quy chế có điểm nào khác với đề án mà trường đã công bố với toàn xã hội. Nếu thay đổi, sẽ ảnh hưởng tới học sinh

Tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM

Liên quan đến kỳ thi quốc gia, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục nói Cục đang gấp rút xây dựng quy chế của kỳ thi quốc gia. Chậm nhất khoảng tháng 1.2015 quy chế sẽ được ban hành.

Theo tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa, Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, đến thời điểm này các trường đã hoàn tất và công bố đề án tuyển sinh theo đúng yêu cầu của Bộ vào trước 15.10. Đáng lẽ ra, đề án các trường phải được xây dựng trên căn cứ quy chế tuyển sinh, nhưng nếu tới tận tháng 1.2015 quy chế mới ra đời thì sẽ rất khó cho các trường nếu quy chế có điểm nào khác với đề án mà trường đã công bố với toàn xã hội. Nếu thay đổi, sẽ ảnh hưởng tới học sinh.

Tiến sĩ Nghĩa đề nghị Bộ cần công bố sớm quy định xét công nhận tốt nghiệp THPT và có sớm thời gian đăng ký chọn môn thi để học sinh chuẩn bị.

Tương tự, tiến sĩ Trần Đình Lý, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM cũng cho rằng các trường đều mong muốn quy chế ra trước đề án để trường chủ động trong kế hoạch tuyển sinh.

Quy định thêm điều kiện xét tuyển

Liên quan tới đề án tuyển sinh của các trường, hôm qua 15.10, Trường ĐH Ngoại thương công bố phương thức tuyển sinh năm 2015. Theo đó, trường sử dụng kết quả kỳ thi quốc gia (tại các cụm thi do các trường đại học chủ trì) để xét tuyển theo từng khối thi. Trường này còn quy định thêm điều kiện nộp hồ sơ xét tuyển, cụ thể: điểm trung bình chung học tập từng năm học THPT (lớp 10, 11, 12) từ 6,5 trở lên; hạnh kiểm từng năm học THPT (lớp 10, 11, 12) từ loại khá trở lên. Tổng điểm 3 môn thi theo từng khối thi đạt mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển của trường (trường sẽ thông báo sau khi Bộ công bố ngưỡng điểm xét tuyển tối thiểu).

Điểm trúng tuyển xác định theo từng chuyên ngành đăng ký, kết hợp với điểm sàn vào trường theo từng khối thi. Điểm các môn thi nhân hệ số 1. Riêng các ngành ngôn ngữ Anh, ngôn ngữ Pháp, ngôn ngữ Trung, ngôn ngữ Nhật điểm ngoại ngữ nhân hệ số 2.

Tuyển sinh bằng bài thi đánh giá năng lực

 

ĐH Quốc gia Hà Nội cũng chính thức công bố phương án tuyển sinh. Theo đó, sẽ thống nhất dùng 1 bài thi đánh giá năng lực xét tuyển ĐH. Phương án

Xét tuyển theo tổ hợp môn

Trường ĐH Lạc Hồng cũng công bố sẽ xét tuyển theo 2 hình thức: xét tuyển từ kỳ thi quốc gia và xét tuyển theo học bạ THPT (xét cả thí sinh 2 cụm thi). Tuy nhiên, trường sẽ xét tuyển theo tổ hợp môn cho các ngành chứ không theo khối thi truyền thống. Ngoài ra, điểm ưu tiên chỉ cộng vào để xét tuyển khi thí sinh đã đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định của đề án. Cụ thể, điểm ưu tiên chỉ được cộng vào khi điểm trung bình chung 3 môn theo tổ hợp các môn xét tuyển đạt từ 6,0 trở lên đối với bậc ĐH và từ 5,5 trở lên đối với bậc CĐ.

tuyển sinh cụ thể như sau: thí sinh dự tuyển vào ĐH này sẽ tham gia làm bài thi đánh giá năng lực được tổ chức vào 2 đợt: tháng 5 và cuối tháng 7 (nếu đợt tháng 5 chưa tuyển hết chỉ tiêu).

Trên cơ sở kết quả điểm bài thi đánh giá năng lực, ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ xét tuyển từ điểm cao xuống điểm thấp (đến điểm sàn xét tuyển quy định theo ngành học, loại chương trình đào tạo). Kết quả kỳ thi quốc gia chỉ là điều kiện. Tất cả các thí sinh đã trúng tuyển theo điểm tuyển của bài thi đánh giá năng lực sẽ được vào học sau khi đạt điểm tốt nghiệp THPT theo quy định của Bộ GD-ĐT.

6,5 điểm trở lên mới được xét tuyển

ĐH Quốc gia TP.HCM chỉ xét tuyển thí sinh dựa trên kết quả kỳ thi quốc gia do các trường ĐH chủ trì. Các thí sinh phải đạt điểm trung bình năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 lớp 12 từ 6,5 điểm trở lên để xét tuyển vào ĐH, và từ 6,0 điểm trở lên để xét vào CĐ (hạnh kiểm đạt loại khá trở lên).

Thí sinh sẽ nộp hồ sơ trực tiếp tại phòng tuyển sinh của trường hoặc qua trang thông tin điện tử của trường theo thời gian cụ thể sẽ được thông báo sau. Theo đề án chính thức này, ĐH Quốc gia TP.HCM vẫn dành 5% chỉ tiêu ngành hoặc nhóm ngành để xét tuyển thẳng thí sinh theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT và học sinh có kết quả học tập cao, tốt nghiệp THPT năm 2015 từ 5 trường THPT đứng đầu cả nước trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014 (căn cứ trên điểm thi trung bình của thí sinh).

Tuệ Nguyễn – Hà Ánh – Đăng Nguyên

(TNO)

Bình luận (0)