Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Năm 2018: 74% học sinh có nguyện vọng vào ĐH

Tạp Chí Giáo Dục

Va qua, chương trình tư vn tuyn sinh “Đúng ngành ngh – Sáng tương lai” ln th 11 năm 2019 do Báo Giáo dc TP.HCM phi hp vi S GD-ĐT TP và ĐH Quc gia TP.HCM t chc đã din ra Trưng THPT Sương Nguyt Anh (Q.10). Chương trình có s đng hành ca ĐH Công ngh TP.HCM và ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM cùng nhiu đơn v khác.

Hc sinh Trưng THPT Sương Nguyt Anh đt câu hi cho ban tư vn

Mở đầu chương trình, TS. Lê Thị Thanh Mai (Trưởng ban Công tác sinh viên, ĐH Quốc gia TP.HCM) đã đề cập đến một số điểm chính liên quan đến kỳ thi THPT quốc gia và xét tuyển ĐH-CĐ năm 2019. Theo đó, về xét tốt nghiệp, bà Mai cho biết có 2 điểm thành phần là điểm trung bình năm lớp 12 và điểm thi THPT quốc gia (năm 2018, tỷ lệ là 50-50). Năm nay, Bộ GD-ĐT tăng tỷ lệ điểm thi THPT quốc gia lên 70%. Về xét tuyển ĐH-CĐ có nhiều phương thức như dùng kết quả thi THPT quốc gia, xét học bạ, một số trường còn tổ chức kỳ thi riêng đánh giá năng lực để thí sinh có thêm cơ hội trúng tuyển.

Bà Mai cho biết thêm, năm 2018 cả nước có 74% học sinh có nguyện vọng vào ĐH, riêng Trường THPT Sương Nguyệt Anh tỷ lệ này lên đến 94%. “Ngoài yêu thích, các em xem lại ngành nghề mình chọn có phù hợp với năng lực, điều kiện kinh tế hay không. Khi đã xác định được ngành nghề rồi phải chuẩn bị nền tảng kiến thức, tâm lý thật tốt để có kết quả thi tốt nhất”, bà Mai khuyên.

Sau 4 năm ĐH phi chng t đưc bn thân

Khi chọn trường ĐH cần phải quan tâm đến môi trường học, mức học phí và cơ hội việc làm sau khi ra trường. Các em nên có sự hình dung rằng bản thân muốn trở thành người như thế nào sau khi ra trường để có định hướng học tập rõ ràng. Học ngành gì đôi khi không quan trọng, quan trọng lại là cách các em chứng tỏ được bản thân mình sau 4 năm ĐH… Đó là những thông tin hữu ích được các chuyên gia chia sẻ trong chương trình tư vấn tuyển sinh “Đúng ngành nghề – Sáng tương lai” lần thứ 11 năm 2019 tổ chức tại Trường THPT Thủ Thiêm (Q.2) vừa qua. Tại đây, TS. Lê Thị Thanh Mai (Trưởng ban Công tác sinh viên, ĐH Quốc gia TP.HCM) cho biết với tính tự chủ của các trường ĐH trong mùa tuyển sinh năm nay, để vào ĐH không khó. Theo đó, các trường sẽ bằng nhiều hình thức để thu hút thí sinh, từ sử dụng điểm thi THPT quốc gia, xét học bạ, tổ hợp học bạ, sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ, tuyển thẳng… “Vấn đề nằm ở chỗ bản thân các em phải xác định mình phù hợp với phương thức nào. Ở nhiều trường, các phương thức đều có giá trị như nhau, bên cạnh đó, tại một số trường, mỗi phương thức lại đi theo từng ngành đào tạo. Vì vậy, sử dụng phương thức nào các em cần phải tìm hiểu thật kỹ, căn cứ vào nguyện vọng các ngành mình muốn theo học”, bà Mai nhấn mạnh.

Trong vấn đề lựa chọn phương thức xét tuyển, ThS. Nguyễn Văn Nhật (đại diện Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM) cho rằng đó là “một nghệ thuật”. Giữa “ma trận” các phương thức xét tuyển, vừa mang đến những thuận lợi cho thí sinh khi có thể lựa chọn đồng thời nhiều cách xét tuyển, tăng khả năng đậu ĐH nhưng cũng sẽ khiến thí sinh rối. “Các em hãy tìm hiểu thật kỹ ở từng phương thức để khả năng trúng tuyển là cao nhất và phù hợp nhất với năng lực bản thân”, ông Nhật nói. Lời khuyên được ông Nhật đưa ra là với những thí sinh không chắc chắn vào năng lực của mình thì có thể lựa chọn học hệ chất lượng cao, song ngành hoặc quốc tế ở nhiều trường ĐH để tăng khả năng trúng tuyển. Tuy nhiên, một lưu ý là với các chương trình này mức học phí sẽ cao hơn so với hệ đại trà nên khi lựa chọn, thí sinh xét thêm yếu tố này.

Chia sẻ với học sinh về kỹ năng lựa chọn trường ĐH, TS. Nguyễn Thị Hiền Thanh (Trưởng phòng Tuyển sinh, Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng) cho hay điểm mấu chốt khi lựa chọn một trường ĐH là cân nhắc trên 3 yếu tố: môi trường học, mức học phí và cơ hội việc làm. Sau khi đã cân nhắc 3 yếu tố, lựa chọn được một môi trường học tập phù hợp, bà Thanh cho rằng đó mới chỉ là bước khởi đầu. Bởi quan trọng nhất chính là kỹ năng học ĐH như thế nào mới quyết định tương lai của các em ra sao. “Đó là cách các em tích lũy kỹ năng cho bản thân trong suốt những năm ngồi trên ghế giảng đường để làm sao sau 4 năm học, ra trường các em phải khác với thời sinh viên, phải sử dụng được ít nhất 70% kỹ năng đã được tích lũy, làm cho mình “hot” trong mắt của nhà tuyển dụng”, bà Hiền phân tích.

Y.Hoa

Tại chương trình, ThS. Trần Thị Tâm Tuyền (đại diện Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn) đã giải đáp thắc mắc của học sinh liên quan đến ngành quản trị kinh doanh. Bà Tuyền thông tin: Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn tuyển sinh theo hai phương thức là xét học bạ (điểm năm lớp 12 từ 6.0 trở lên) và điểm thi THPT quốc gia. Sinh viên được hỗ trợ thêm tiếng Anh và tin học trong thời gian học ở trường. Bên cạnh đó, giảng viên cũng sẽ hỗ trợ về kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm…  Thông tin về các ngành sư phạm cũng được học sinh trong trường quan tâm đặt câu hỏi. Một học sinh hỏi: “Có phải học giỏi mới đủ điều kiện xét tuyển vào Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, và phải thi môn năng khiếu?”. ThS. Lê Phan Quốc (đại diện Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) trả lời: Học sinh giỏi chỉ áp dụng cho phương thức xét tuyển bằng học bạ (lớp 12). Trường có 2 ngành phải thi năng khiếu là giáo dục mầm non và giáo dục thể chất. Tương tự, ngành công nghệ kỹ thuật ô tô cũng được các em học sinh tìm hiểu. Cung cấp thông tin cụ thể về ngành này, đại diện Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM cho biết năm 2018, ngành công nghệ kỹ thuật ô tô có số lượng thí sinh đăng ký vào trường cao nhất, với 3.500 nguyện vọng. Ngành này cũng có xét học bạ (từ học kỳ I lớp 10 đến học kỳ II lớp 12), riêng phương thức xét tuyển bằng điểm thi THPT quốc gia năm 2018, điểm đầu vào ngành này là 26. Ngoài hệ đại trà, ngành công nghệ kỹ thuật ô tô còn có hệ chất lượng cao tiếng Việt, hệ chất lượng cao tiếng Anh và chương trình quốc tế 3+1 để lấy bằng CĐ hoặc đi nước ngoài học tiếp.

Em Nguyễn Ngọc Phương Anh (lớp 12A3) hỏi: “Ngành quản trị bệnh viện học những gì, ra trường làm việc ở đâu và cơ hội việc làm như thế nào?”. Đại diện Trường ĐH Hùng Vương (một trong những đơn vị đầu tiên đưa ngành quản trị bệnh viện vào đào tạo) giải đáp: Đây là một ngành khá mới ở Việt Nam. Học ngành này, sinh viên được đào tạo chuyên sâu về kiến thức quản lý cơ sở y tế, bệnh viện… Ngành này đang hút nhân lực, đặc biệt là tại các thành phố lớn như TP.HCM và Hà Nội. Ra trường có thể làm tổ chức, điều hành ở bệnh viện, quản lý và phụ trách các nhiệm vụ kinh tế và quản trị ở các cơ sở…

T.Anh

Bình luận (0)