Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Năm 2019: Tập trung đầu tư nghề trọng điểm

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Năm 2018, các trưng TC-CĐ ti TP.HCM đu tuyn sinh đt và vưt ch tiêu. Theo nhn đnh ca đi din các trưng, có đưc kết qu này mt phn nh công tác tuyên truyn, qung bá, ch đng m ngành mi, cht lưng đào to đưc doanh nghip đánh giá cao…

Sinh viên Trưng CĐ Công ngh Th Đc trong gi thc hành

D báo kém nh hưng đến tuyn sinh

Theo bà Huỳnh Lê Như Trang (Chánh Văn phòng Sở LĐ-TB&XH TP.HCM), năm 2018, hệ thống giáo dục nghề nghiệp (GDNN) của TP.HCM tuyển sinh được 482.699 /461.000 chỉ tiêu (đạt 104,6% kế hoạch năm); trong đó trình độ CĐ: 46.782/45.000 sinh viên; TC: 29.091/36.000 học sinh; sơ cấp và đào tạo học nghề dưới 3 tháng: 406.826/380.000 học viên. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đạt 11.875/10.500 người; đào tạo nghề cho lao động thất nghiệp đạt 12.040/17.152 người…

Bà Phạm Quang Trang Thủy (Hiệu trưởng Trường TC nghề Kỹ thuật Công nghệ Hùng Vương) khẳng định năm 2018 là năm tuyển sinh GDNN có nhiều khởi sắc, đặc biệt là các ngành kỹ thuật thu hút đông người học. “Nếu như nhiều năm trước, khi không đậu ĐH, người học mới chọn TC-CĐ nghề, thì nay các em đã chủ động chọn TC-CĐ nghề để học mặc dù có học lực khá giỏi, điều kiện kinh tế thuận lợi”, bà Thủy nói. Tuy nhiên, theo bà Thủy, để GDNN có uy tín trong hệ thống giáo dục của TP nói riêng và cả nước nói chung, công tác tuyên truyền, quảng bá của các trường cần đẩy mạnh hơn nữa. Bởi thực tế nhiều chính sách về học nghề như miễn học phí đối với học sinh sau THCS, ưu tiên đào tạo và tuyển dụng lao động các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp trọng yếu của TP vẫn chưa đến được với người dân. Trong khi đó, ông Đinh Văn Đệ (Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Lý Tự Trọng) cho rằng công tác dự báo nhu cầu nguồn nhân lực, đánh giá tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện vẫn chưa rõ nét. Điều này ảnh hưởng đến công tác tuyển sinh GDNN ở một số ngành kỹ thuật công nghệ.

Ông Đặng Minh Sự (Trưởng phòng GDNN, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) cho biết thời điểm này TP.HCM có 13 trường đào tạo 14 ngành trọng điểm quốc tế, 9 ngành trọng điểm ASEAN và 8 ngành trọng điểm quốc gia.

Nâng chun đu ra cho ngưi hc

Năm 2018, S LĐ-TB&XH TP.HCM đã phi hp đào to 50 giáo viên chun tiếng Anh B2 và 100 giáo viên gii tin hc quc tế, song con s này rt nh so vi gn 13.000 cán b qun lý và giáo viên, trong đó có hơn 11.500 giáo viên trc tiếp tham gia đào to.

Ông Đặng Minh Sự nhìn nhận: Công tác dự báo nhu cầu nhân lực và xu hướng thị trường lao động hiện nay còn hạn chế, chưa xứng tầm với khu vực ASEAN. Thời gian tới Sở LĐ-TB&XH sẽ kiến nghị TP tháo gỡ vướng mắc về chi kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ này cũng như nhà giáo và cán bộ quản lý. Bên cạnh ngân sách Nhà nước chi bồi dưỡng ngoại ngữ và tin học cho giáo viên dạy các nghề trọng điểm, ông Sự cũng đề nghị các trường chủ động bỏ tiền của đơn vị để đào tạo.

Để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của xã hội, trong năm 2019, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM tiếp tục tổ chức nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và chuẩn đầu ra cho người học. Đồng thời tiếp tục phối hợp với Sở GD-ĐT làm tốt công tác phân luồng, đảm bảo chỉ tiêu mà TP đặt ra.

Ông Lê Minh Tấn (Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) thông tin: TP hiện có 13 trường có nghề trọng điểm và trường chất lượng cao/130 trường của cả nước được đầu tư công lên đến 1.100 tỷ đồng. Với tiềm lực sẵn có, năm 2019 sẽ phấn đấu để lĩnh vực GDNN là một trong những hoạt động nổi bật của TP. “Bên cạnh xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị, xây dựng chương trình, đổi mới phương pháp… thì việc chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là một trong những giải pháp chính để nâng cao chất lượng GDNN”, ông Tấn nêu định hướng phát triển GDNN cho năm 2019.

Để tránh tình trạng đầu tư dàn trải, kém hiệu quả gây lãng phí ngân sách, tại cuộc họp bàn giải pháp nâng cao chất lượng GDNN từ nay đến 2025, ông Nguyễn Văn Lâm (Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) yêu cầu các trường rà soát lại ngành nghề đào tạo. Theo đó, ngành nghề nào không tuyển sinh được hoặc tuyển sinh kém phải thay thế hoặc đào tạo theo hướng chuyên sâu. Mua sắm trang thiết bị phải tính toán, nếu không theo kịp doanh nghiệp thì cũng đừng quá lạc hậu có nguy cơ “đắp chiếu”, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.

T.Anh

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)