Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Năm 2022, bệnh tay chân miệng có thể lập đỉnh dịch

Tạp Chí Giáo Dục

Bnh tay chân ming (TCM) tr nh đang có xu hưng tăng. Các bác sĩ khuyên ngưi ln khi thy tr có các triu chng đin hình như nt hng ban bóng nưc lòng bàn tay, bàn chân, trong khoang ming kèm theo triu chng st, quy khóc, ng git mình… thì nhanh chóng đưa tr đến cơ s y tế khám, điu tr.


Bác sĩ Dư Tun Quy (BV Nhi đng 1) khám bnh cho bé Bùi Quc Đt

Không ch quan khi tr st cao

Mới đây, bé Bùi Quốc Đạt (15 tháng tuổi, quê Tiền Giang) được gia đình đưa đến BV Nhi đồng 1 điều trị trong tình trạng toàn thân nổi nhiều bọng nước to, sốt cao, quấy khóc, bỏ ăn. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán bé bị bội nhiễm bệnh TCM. Sau 1 tuần điều trị, sức khỏe bé đã tốt hơn, chịu ăn, các bọng nước đã xẹp nhưng chưa được xuất viện vì bệnh nhi phải ở lại để điều trị bệnh tiêu chảy do TCM gây ra.

Chị Đặng Thị Thu Thùy (mẹ bé Đạt) kể, trước đó 2 ngày toàn thân bé nổi nhiều bọng nước, gia đình đưa vào Trung tâm y tế TP.Mỹ Tho, Tiền Giang khám; bác sĩ chẩn đoán bị thủy đậu. Bé được cho về nhà theo dõi nhưng nhìn thấy con sốt cao, quấy khóc liên tục khiến gia đình sốt ruột đành đưa con lên TP.HCM nhập viện.

“Bệnh diễn tiến rất nhanh. Ban đầu các nốt hồng ban nổi ở tay, chân, tôi tưởng cháu bị muỗi cắn. Tuy nhiên, sau một đêm toàn thân cháu nổi nhiều bọng nước to, sốt cao và giật mình trong lúc ngủ”, chị Thùy cho biết.

Chị Đặng Thùy Trâm (Q.Tân Phú, TP.HCM) cũng vừa đưa con Trần Thanh Duy (6 tuổi) đến BV Nhi đồng 1 vì sốt cao, khó thở, thở gấp. Sau thăm khám, bé Duy được bác sĩ chẩn đoán bị bệnh TCM thể nặng.

Chị Trâm cho biết, trước lúc nhập viện, bé sốt cao cho uống thuốc hạ sốt nhưng không đỡ. Trong khoang miệng nổi bọng nước nên gia đình vội cho bé nhập viện ngay trong đêm. May mắn nhập viện sớm, phát hiện điều trị bệnh kịp thời nên không có biến chứng…

Cnh giác nếu 30 phút/git mình 2 ln

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), trong 4 tháng đầu năm 2022, TP ghi nhận 2.562 trường hợp mắc bệnh TCM với 96% trẻ ở độ tuổi từ 1-5. Tháng 5, trung bình mỗi tuần, TP ghi nhận khoảng 900 ca, tăng gấp 2 lần so với trung bình 4 tuần trước đó. Các ca bệnh tăng cả khám ngoại trú lẫn nhập viện điều trị nội trú.

Tại BV Nhi đồng 2, số ca điều trị TCM cũng có xu hướng tăng. Từ ngày 9-4 đến 22-4, có 234 ca TCM điều trị ngoại trú, 24 ca xuất viện. Từ ngày 9-5 đến 22-5, bệnh nhi TCM điều trị ngoại trú tăng lên 1.427 ca và 135 ca xuất viện.

Bác sĩ CKII Dư Tuấn Quy – Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, BV Nhi đồng 1 – cho biết, ngày 23-5 trong khoa có 42 ca TCM (trong đó có 4 ca nặng), trong khi tuần trước chỉ hơn 30 ca.

“Xu hướng bệnh TCM thường tăng vào 2 thời điểm trong năm, đó là các tháng 4, 5, 6 và từ tháng 9 đến tháng 12. Năm trước xảy ra dịch bệnh Covid-19, mọi người phải thực hiện giãn cách nên số ca TCM ghi nhận rất ít. Năm nay, dịch Covid-19 đã bớt, trẻ đi học bình thường, lại đúng ngay mùa dịch TCM nên số ca bệnh có xu hướng tăng và đang tăng hơn 70% so với cùng kỳ năm trước”, bác sĩ Quy nói.

Theo bác sĩ Quy, TCM là bệnh do siêu vi trùng đường ruột gây ra, trong đó thường gặp nhất là Entero virus dễ gây thành dịch và làm bệnh diễn tiến nặng. Bệnh xảy ra bất cứ lứa tuổi nào, tuy nhiên thường gặp nhất ở trẻ dưới 5 tuổi, nặng nhất là dưới 3 tuổi. Trẻ mắc TCM thường có triệu chứng điển hình như nốt hồng ban bóng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, khuỷu tay, mông, loét trong miệng, kèm theo triệu chứng sốt, quấy khóc.

ThS.BS Lê Phan Kim Thoa – Trưng khoa Nhi Bnh vin Đa khoa Tâm Anh TP.HCM – cho biết, TCM không phi là mt bnh mi nhưng hin nay vn còn nhiu quan nim sai lm trong cách chăm sóc tr như: hn chế tm ra, qun kín tr thì tr càng mau lành; bôi thuc lên các bng nưc trên da đ tr mau lành bnh. Quan nim này có th gây nhim trùng da và đ li so. Mt s ph huynh có nhng nhn thc không đúng v bnh như: tr nh mi b TCM; tr  nhà thì không b TCM; tr khó ng, git mình quy khóc là do b đau ming… Nhng nhn thc không đúng này s b l cơ hi phát hin bnh cho tr.

“TCM chưa có thuc điu tr đc hiu và chưa có vc-xin phòng nga. Bnh ch yếu đưc điu tr triu chng như h st, gim đau do các vết loét gây nên và điu tr các biến chng nếu có. Tr cn đưc theo dõi sát đ x trí kp thi nhng biến chng xy ra. Nếu nguyên nhân gây bnh là Entero virus thì có th dn đến t vong do biến chng viêm màng não, viêm cơ tim, phù phi… khi không x trí kp thi. Khi tr có nhng du hiu bt thưng, ph huynh nên đưa con đi khám”,  bác sĩ Thoa khuyến cáo.

Trẻ bị bệnh TCM độ 1 chỉ cần theo dõi ngoại trú. Tuy nhiên, khi trẻ có biểu hiện sốt trên 39 độ từ ngày thứ 2 trở lên hoặc kèm theo dấu hiệu nôn ói, li bì, quấy khóc, sốt cao không hạ, ngủ giật mình chới với thì nên đưa trẻ nhập viện.

“Giật mình là dấu hiệu điển hình, xảy ra lúc đầu giấc ngủ của trẻ. Chỉ cần có 2 lần biểu hiện giật mình trong vòng 30 phút phải đưa trẻ đến BV ngay vì đây là dấu hiệu bệnh nặng”, bác sĩ Quy nhấn mạnh.

Bác sĩ Quy cho biết thêm, bệnh TCM lây qua đường tiếp xúc như cầm nắm đồ chơi, hắt hơi sổ mũi do virus có nhiều trong bóng nước, nước miếng của trẻ và trong phân. Vì thế, khi trẻ bị bệnh cần được cách ly với những trẻ khác trong gia đình, không cho ra nơi đông người chơi. Để phòng bệnh, người lớn cần giữ vệ sinh môi trường xung quanh trẻ được sạch sẽ, thường xuyên rửa tay chân cho trẻ, đồ chơi của trẻ; đồng thời, dạy cho trẻ thói quen giữ gìn vệ sinh, rửa tay sạch sẽ. Trong lớp học nếu có trẻ bị TCM cần vệ sinh toàn bộ khu vực phòng học, tay nắm cửa, chân bậc cầu thang, rửa sạch các đồ chơi chung của trẻ bằng dung dịch xà phòng, nước Javen và phơi dưới ánh nắng mặt trời để sát khuẩn.

“Một trong những biện pháp ngăn chặn số ca bệnh TCM tăng lên là phòng bệnh và phát hiện sớm. Nếu phát hiện trễ dễ bỏ sót những ca nặng sẽ gây tai biến, để di chứng cho trẻ”, bác sĩ Quy nhấn mạnh.

Minh Phương

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)