Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Năm 2023: Có ít nhất 10/15 chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu đề ra

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Đây là thông tin đưc đưa ra ti phiên hp th 27 ca y ban Thưng v Quc hi. Phiên hp din ra t ngày 11 đến 17-10 ti Nhà Quc hi dưi s ch trì ca y viên B Chính tr, Ch tch Quc hi Vương Đình Hu. Theo đó, ti phiên hp, y ban Thưng v Quc hi đã cho ý kiến v 16 ni dung quan trng, gm: 12 ni dung chun b đ trình Quc hi ti k hp th 6 và 4 ni dung theo thm quyn.


y ban Thưng v Quc hi cho ý kiến đi vi các ni dung liên quan đến kinh tế – xã hi

Riêng ngày 16-10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các nội dung liên quan đến kinh tế – xã hội, gồm: Đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2023, dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024; Đánh giá giữa nhiệm kỳ về kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết số 16/2021/QH15 về Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025; Đánh giá giữa nhiệm kỳ về kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết số 31/2021/QH15 về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025.

Trình bày tờ trình Báo cáo tóm tắt thẩm tra đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2023; dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh nêu rõ, năm 2023, tình hình kinh tế thế giới tiếp tục hồi phục bấp bênh do gặp những “cơn gió ngược” từ hệ quả của đại dịch Covid-19, căng thẳng địa chính trị, xung đột quân sự, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn cũng như tình trạng lạm phát cao và kéo dài. Trong bối cảnh đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng; sự chủ động đồng hành và giám sát hiệu quả của Quốc hội; sự chỉ đạo điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị; sự ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng của các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, tình hình kinh tế – xã hội nước ta tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực, tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước, đạt được mục tiêu tổng quát đề ra và nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực; trên cơ sở kết quả của 9 tháng, ước cả năm 2023 ít nhất có 10/15 chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu đề ra theo Nghị quyết số 68/2022/QH15.

Cũng theo ông Thanh, bên cạnh kết quả đạt được vẫn còn những hạn chế. Ước cả năm 2023 có 5/15 chỉ tiêu không đạt mục tiêu đề ra; Tăng trưởng kinh tế giảm tốc đáng kể; Công nghiệp chế biến chế tạo từng được coi là động lực dẫn dắt tăng trưởng trong nhiều năm, hiện giờ suy giảm; Một số điểm nghẽn chưa được tháo gỡ hiệu quả; Nền kinh tế khát vốn nhưng khó hấp thụ vốn; Doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc liên quan đến công tác quản lý Nhà nước ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh; Thu ngân sách Nhà nước 9 tháng giảm 8,3% so với cùng kỳ năm trước; Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế và nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật; Lĩnh vực giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa, xã hội, thông tin và truyền thông, tín ngưỡng, tôn giáo còn nhiều tồn tại, hạn chế.

Thẩm tra dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024, Thường trực Ủy ban Kinh tế cơ bản đồng tình với các định hướng lớn, mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cho cả năm 2024 như báo cáo của Chính phủ; đồng thời bổ sung, nhấn mạnh một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu: Tăng cường năng lực nội sinh, củng cố nền tảng, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tăng cường năng lực thích ứng, sức chống chịu của nền kinh tế; Tăng cường vai trò của chính sách tài khóa đối với hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế. Kịp thời giải quyết hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật; Tổ chức thực hiện có hiệu quả các luật đã ban hành; chuẩn bị sớm, bảo đảm tiến độ và chất lượng các dự án luật đã đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024; Quyết liệt khắc phục những hạn chế, yếu kém của một số ngành, lĩnh vực; Quyết liệt tháo gỡ các vướng mắc, rào cản lớn đối với doanh nghiệp trong nước hiện nay; Chú trọng bảo tồn và phát huy các giá trị di sản, văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, phát triển đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, xã hội, thực hiện tốt chính sách đối với người có công.

T l h nghèo gim nhiu

Phát biểu tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, về tình hình phát triển kinh tế – xã hội năm 2023, Thường trực Ủy ban Xã hội thấy rằng, liên quan đến lĩnh vực lao động việc làm, trong 8 tháng đầu năm 2023, tổng thể thị trường lao động Việt Nam tiếp tục duy trì đà phục hồi các chỉ số về lực lượng lao động, chỉ số thất nghiệp, thu nhập của người lao động cơ bản ổn định. Trong lĩnh vực lao động, các chỉ tiêu được Quốc hội giao dự kiến đạt và vượt kế hoạch. 

Về một số tồn tại, hạn chế, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cho rằng, thị trường phát triển chậm chưa bền vững, có sự chênh lệch giữa các vùng miền, tình trạng mất cân đối về cung cầu lao động như vùng sâu vùng xa không có lao động để phát triển kinh tế; dự báo nhu cầu lao động chủ yếu phục vụ ở cấp độ vĩ mô, mang tính chiến lược, chưa thực sự có ý nghĩa với doanh nghiệp và người lao động.

Liên quan đến lĩnh vực an sinh xã hội, theo số liệu của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, 8 tháng đầu năm, công tác thu, phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp tăng so với cùng kỳ năm 2022. Tỷ lệ nghèo đa chiều năm 2022 giảm 1,83%, tỷ lệ hộ nghèo, chuẩn nghèo đa chiều năm 2022 giảm 1,17%; ước thực hiện năm 2023 giảm 1,1%, tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo giảm 5,62%… Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh nêu rõ, kết quả này đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 13 và Nghị quyết số 24 của Quốc hội đề ra.

Về tình hình giữa kỳ thực hiện kế hoạch 5 năm 2021-2025, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh khẳng định, nhìn lại nửa nhiệm kỳ vừa qua, Việt Nam vẫn cơ bản vững vàng vượt qua mọi khó khăn, thách thức, đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện, được quốc tế và trong nước ghi nhận. Năm 2021, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 2,56% khi nhiều nền kinh tế có mức tăng trưởng âm; năm 2022 phục hồi mạnh mẽ, đạt mức tăng 8,02%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng; lạm phát được kiểm soát; cơ cấu thu ngân sách tiếp tục được củng cố; bội chi giai đoạn 3 năm ước ở mức 3,6% GDP; các chỉ tiêu an toàn nợ công dự kiến đều trong giới hạn cho phép. Giải ngân vốn đầu tư công được thúc đẩy; các chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp đạt kết quả tích cực. 

Đánh giá giữa kỳ kết quả thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025, Thường trực Ủy ban Kinh tế nhất trí với tờ trình và đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ trong việc chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025. Đồng thời đề nghị Chính phủ tiếp tục quyết liệt thực hiện các biện pháp nhằm tránh thất thoát vốn Nhà nước; có kế hoạch cụ thể sử dụng nguồn vốn thu được từ thoái vốn, trong đó ưu tiên vào các công trình quan trọng quốc gia để tạo động lực phát triển và sức lan tỏa cho nền kinh tế.

Nhóm PV

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)