Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Năm 2024 Giáp Thìn: Cơ hội để giáo dục “cất cánh”

Tạp Chí Giáo Dục

Trong tâm thc ca ngưi Vit, năm 2024 là năm cm tinh con rng huyn thoi thiêng liêng trong 12 linh vt thuc thp nh chi. Nhc đến linh vt rng, mi ngưi luôn liên tưng đến thành ng “cá chép hóa rng”.


Năm Giáp Thìn s là năm trng tâm ca quá trình đi mi giáo dc. Ảnh: Anh Khôi

Hình ảnh những chú cá chép quyết tâm vượt Vũ Môn hóa rồng thể hiện cho ý chí và nỗ lực không ngừng nghỉ của con người cho tới khi đạt được thành công, gợi cho chúng ta liên tưởng đến quá trình đổi mới của giáo dục nước nhà đang trong lộ trình thực hiện, biến những khó khăn, thử thách thành cơ hội cất cánh cùng sự phát triển của đất nước.

Năm bn l ca ngành giáo dc

Đối với ngành giáo dục nước nhà, 2024 là năm bản lề khép – mở giữa hai năm học cuối, kết thúc lộ trình đổi mới giáo dục, thay sách giáo khoa ở cả 3 cấp học (lớp 5, lớp 9 và lớp 12), thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới đã khởi đầu từ năm 2020. Và năm học 2024-2025 sẽ là năm học cuối hoàn tất lộ trình thay sách này.

Trong năm 2024, ngành giáo dục tiếp tục đổi mới theo chiều sâu, nâng cao chất lượng GD-ĐT, đoàn kết, kỷ cương, sáng tạo, như chủ đề của năm học. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, toàn ngành giáo dục đang tập trung nỗ lực thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm để đạt được các mục tiêu đề ra trong năm học, trong đó nhà giáo và nhà quản lý giáo dục cơ sở xác định một số nhiệm vụ quan trọng của lộ trình đổi mới: Tăng cường đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá tích cực theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Phát huy tính chủ động, linh hoạt của nhà trường và năng lực tự chủ, sáng tạo của tổ chuyên môn, giáo viên trong việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông. Tăng cường phối hợp giữa nhà trường, phụ huynh và các cơ quan, tổ chức có liên quan tại địa phương trong quá trình thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Nhng nim mong mi ca nhà giáo trong năm Giáp Thìn

Giã từ năm cũ, đội ngũ nhà giáo khắp cả nước hân hoan đón chào năm mới trong niềm hy vọng và tin tưởng vào sự khởi sắc của bức tranh giáo dục với những gam màu tươi sáng, đồng thời gửi gắm những niềm mong mỏi tha thiết về một số vấn đề cấp thiết của giáo dục. Thứ nhất, mong Luật Nhà giáo sớm được ban hành. Trong năm vừa qua, Bộ GD-ĐT đã đề xuất xây dựng Luật Nhà giáo, sẽ trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10 năm 2024). Đây là thông tin được giáo giới dõi trông, chờ đợi, mong mỏi sớm có được Luật Nhà giáo nhằm tạo hành lang pháp lý vững chắc để khẳng định vị thế của ngành, nâng cao vai trò, vị trí quan trọng của nhà giáo cả nước, phát triển đội ngũ nhà giáo; đồng thời, tạo cơ sở pháp luật chặt chẽ và toàn diện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của giáo viên. Thứ hai, mong thu nhập của nhà giáo được cải thiện, giáo viên sớm được xếp lương công bằng theo vị trí việc làm. Trong năm qua, từ ngày 1-7-2023, lương cơ sở đã tăng lên 1,8 triệu đồng, khiến lương nhà giáo cũng được cải thiện đáng kể. Theo chủ trương, lương giáo viên sẽ được ưu tiên xếp cao nhất, nhà giáo sẽ có lương mới kể từ ngày 1-7-2024 và sẽ được tiếp tục điều chỉnh tiền lương tăng bình quân 7%/năm, đáp ứng được một trong những niềm mong mỏi của giáo giới: sớm được tiếp tục cải thiện thu nhập, nhà giáo sẽ được trả lương theo vị trí việc làm và hiệu quả công việc một cách khoa học, công bằng. Giáo viên sẽ sống được bằng lương, không phải làm nhiều việc tay trái, để toàn tâm toàn ý cống hiến tâm lực cho ngành. Thứ ba, chú trọng tăng cường triển khai văn hóa học đường. Năm 2024, toàn ngành ra sức tăng cường triển khai văn hóa học đường, xây dựng trường học hạnh phúc, phòng chống bạo lực học đường, khắc phục triệt để tệ nạn bạo hành còn diễn ra đây đó giữa giáo viên, học sinh và phụ huynh. Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh là vấn đề quan trọng hàng đầu, giúp học sinh hình thành nhân cách, phẩm chất tốt đẹp, trở thành người công dân có ích cho xã hội. Tiếp tục xây dựng môi trường học tập lành mạnh, thân thiện, góp phần phòng, chống bạo lực học đường, củng cố các mối quan hệ tốt đẹp và bền vững giữa học sinh với mọi người xung quanh.

Đôi điu còn trăn tr ca giáo gii cc

Đầu tiên là mong giáo dục đi vào thực chất, dần khỏi “bệnh thành tích”. Hiện nay, đó đây việc chạy theo thành tích ảo vẫn diễn ra, như là căn bệnh dai dẳng của giáo viên – khiến nhiều nhà giáo ưu tư quan ngại. Vẫn còn “bệnh thành tích” trong chuyện “làm đẹp” học bạ, “chạy điểm”; những báo cáo “tô hồng” thành tích về tỷ lệ học sinh lên lớp, tốt nghiệp, được nhà trường nêu chưa đúng thực trạng, kết quả của cơ sở giáo dục; còn né tránh, chưa thừa nhận những hạn chế còn tồn tại của đơn vị, của ngành. Xã hội mong giáo dục đi vào thực chất hơn, kết quả học tập của học sinh được đánh giá “thật” hơn, những hạn chế tồn tại cần được nhìn nhận thẳng thắn, “bắt đúng bệnh” sát thực, để các cấp có sự chấn chỉnh, khắc phục “đúng thuốc chữa” giúp cho ngành ngày một tốt hơn, quyết không để “bệnh thành tích” làm chệch hướng mục tiêu tốt đẹp của phong trào “Thi đua dạy tốt, học tốt” mà ngành giáo dục đã nhiều năm thực hiện. Tiếp theo, mong học sinh không phải học thêm quá nhiều. Chương trình mới đã chủ trương giảm kiến thức hàn lâm, tăng ứng dụng thực tiễn, dạy học theo hướng hình thành năng lực và phẩm chất người học. Cho nên, việc tạo chiêu trò o ép học sinh học thêm tràn lan, vô bổ, vụ lợi theo kiểu “học trước”, “học lại” đã dần làm chệch định hướng chương trình mới, không những không giúp học sinh hình thành năng lực, phẩm chất, mà còn khiến môi trường giáo dục méo mó, bất công, gây nhiều bức xúc. Cho nên, quản lý nhà trường các cấp cần từng bước kiên quyết xóa bỏ nạn dạy thêm biến tướng tràn lan ở đơn vị mình. Cạnh đó, Bộ GD-ĐT cần tiếp tục nghiên cứu tinh giản chương trình và khối lượng kiến thức các môn học, tất yếu sẽ góp phần giảm bớt nhu cầu học thêm và sẽ hạn chế dạy thêm các môn phổ thông. Cuối cùng, về môn học mới, mong sớm điều chỉnh các môn “tích hợp”. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở cấp THCS tích hợp các môn: lịch sử, địa lý thành môn lịch sử và địa lý; hóa học, sinh học, vật lý thành môn khoa học tự nhiên, qua 3 năm thí điểm, đến nay việc dạy – học tích hợp vẫn tạo ra rất nhiều áp lực cho các nhà trường, giáo viên và gây khó khăn trong việc học của học sinh. Thực tế là phần lớn các trường vẫn phân công giáo viên dạy theo phân môn, giáo viên môn nào vẫn dạy môn đó. Sách giáo khoa cơ bản vẫn viết riêng lẻ, nói tích hợp nhưng bản chất chỉ là “gộp”, ghép cơ học một số môn học lại với nhau mà thôi, chứ thực chất chưa hề tích hợp, kết hợp một cách hữu cơ, chặt chẽ. Mong Bộ GD-ĐT – sau tập huấn môn “tích hợp” toàn quốc vào tháng 12-2023 – tiếp tục tháo gỡ “điểm nghẽn” này, điều chỉnh việc dạy – học môn “tích hợp” sao cho phù hợp, tránh gây thêm quá tải, áp lực ngày càng lớn lên thầy và trò như hiện nay.

Năm 2024 – Giáp Thìn – năm rồng, là cơ hội để ngành giáo dục “cất cánh”, là năm trọng tâm của quá trình đổi mới giáo dục; tuy còn đó không ít khó khăn nhưng cũng hứa hẹn rất nhiều thành tựu ở phía trước. Mong rằng toàn thể xã hội, các bậc phụ huynh tiếp tục đồng hành, ủng hộ cho ngành giáo dục ngày càng phát triển, đáp ứng yêu cầu của đất nước.

Đ Thành Dương

 

Bình luận (0)