Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Năm 2025, cả nước còn 6-8 trường sư phạm chủ chốt

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Theo d tho Đ án sp xếp, t chc li các trưng sư phm và thành lp mt s trưng sư phm trng đim mà B GD-ĐT d đnh trình Thng Chính ph phê duyt, đến năm 2025, Vit Nam s hình thành mt mng lưi các trưng sư phm gm t 6 đến 8 trưng ch cht.

Sinh viên Trưng ĐH Sư phm TP.HCM trong gi t hc

Đề án nhằm mục tiêu hình thành một mạng lưới các trường sư phạm với một số trường ĐH sư phạm trọng điểm và chủ chốt có đủ năng lực đào tạo đáp ứng nhu cầu giáo viên trong từng giai đoạn phát triển của đất nước; tinh gọn số lượng các trường sư phạm trong cả nước; khắc phục tình trạng manh mún, dàn trải và trùng lắp; nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước, thu hút nguồn lực xã hội hóa cho đầu tư phát triển các trường sư phạm; hội nhập với xu hướng phát triển của khu vực và thế giới.

Trong đó, mục tiêu cụ thể đến năm 2025, cả nước hình thành một mạng lưới các trường sư phạm gồm từ 6 đến 8 trường sư phạm chủ chốt. Đến năm 2030, hệ thống có 3 trường sư phạm trọng điểm (1 trường thuộc khu vực miền Bắc, 1 trường thuộc khu vực miền Trung và 1 trường thuộc khu vực miền Nam) phát triển theo mô hình ĐH và từ 3 đến 5 trường sư phạm chủ chốt.

Các cơ sở đào tạo giáo viên khác chuyển thành vệ tinh của các trường sư phạm trọng điểm và chủ chốt, trong đó giảm số lượng trường sư phạm ở các địa phương theo hướng sáp nhập, giải thể các trường không đạt chuẩn chất lượng nhằm đảm bảo quy mô đào tạo được xác định hợp lý, hiệu quả. Giải thể trường TC sư phạm và không tổ chức đào tạo giáo viên ở các trường TC chuyên nghiệp đa ngành khác. Các trường CĐ đa ngành có chương trình đào tạo giáo viên xây dựng lộ trình giảm chỉ tiêu đào tạo giáo viên và chấm dứt nhiệm vụ đào tạo giáo viên trước năm 2025.

Bên cạnh Đề án sắp xếp, tổ chức lại các trường sư phạm và hình thành một số trường sư phạm trọng điểm dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ quý II/2019 nêu trên, Bộ GD-ĐT cho biết còn đang huy động các nguồn lực và tập trung hoàn thiện Đề án sáp nhập, hợp nhất hoặc giải thể các trường ĐH công lập, dự kiến trình Chính phủ trong quý III/2019.

Trong báo cáo trình Quốc hội, Bộ GD-ĐT cũng cho biết đã xây dựng dự thảo quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục ĐH và đào tạo giáo viên với cách tiếp cận dựa trên các chuẩn chất lượng: chuẩn trường ĐH, chuẩn trường sư phạm.

Dự kiến sau khi ban hành chuẩn, tiến hành rà soát theo chuẩn và công bố kết quả rà soát, các phương án (tiếp tục đầu tư trọng tâm để phát triển thành các trường hàng đầu trong hệ thống, sáp nhập hoặc giải thể) sẽ được đặt ra đối với các cơ sở đạt chuẩn theo từng mức độ. Mục tiêu cuối cùng của quy hoạch là một hệ thống tinh gọn, hoạt động hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu nhân lực trình độ cao đa dạng của thị trường lao động và hướng tới hội nhập quốc tế trong từng thời kỳ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Bên cạnh đó, triển khai các hoạt động nhằm tăng cường quản lý quy hoạch mạng lưới và gắn kết đào tạo với nhu cầu xã hội như: Định kỳ công khai minh bạch kết quả kiểm định chất lượng trên Cổng thông tin của Bộ GD-ĐT; rà soát các quy định về xác định chỉ tiêu tuyển sinh và yêu cầu các cơ sở giáo dục ĐH rà soát, công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng, làm căn cứ cho việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh; yêu cầu các cơ sở báo cáo tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm nhằm đề cao đào tạo gắn với nhu cầu của thị trường lao động và làm cơ sở cho việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh.

Bộ cũng chỉ ra, khó khăn, vướng mắc hiện nay là việc quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục ĐH và đào tạo giáo viên phải thực hiện theo Luật Quy hoạch và nghị định hướng dẫn Luật Quy hoạch. Tuy nhiên, nghị định hướng dẫn Luật Quy hoạch mới được ban hành ngày 10-5-2019 nên thời hạn trình quy hoạch cũng phải lùi lại và Bộ GD-ĐT sẽ trình Thủ tướng Chính phủ vào quý II năm 2020.

M.Tâm

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)