Y tế - Văn hóaDinh dưỡng học đường

Nắm bí quyết dinh dưỡng để thi hiệu quả

Tạp Chí Giáo Dục

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, mun hc sinh thi đt hiu qu cao, ph huynh cn chú ý đến thc đơn dinh dưng đ các em có sc khe tt và trí tu minh mn khi làm bài.

Đ có mùa thi hiu qu, ph huynh cn lưu ý chế đ dinh dưng đ lưng, đ cht cho con. Ảnh: H.Giang

Đặc biệt, trước và trong những ngày thi, các em học sinh cần nói không với những thực phẩm lạ, thực phẩm không vệ sinh bởi nguy cơ dị ứng, ngộ độc rất cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất và tinh thần.

Dinh dưng đng, đ cht

BS.CKII Trần Ngọc Lưu Phương (giảng viên Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Trưởng khoa Nội soi Bệnh viện Nguyễn Tri Phương) cho biết hiện nay học sinh lớp 12 trên cả nước đang chuẩn bị bước vào đợt cao điểm thi THPT quốc gia 2019. Dễ nhận thấy tình trạng chung là đa số các em đều cố gắng chạy nước rút, cố hết sức học xuyên đêm, học quên ăn, quên uống để nhồi nhét kiến thức, chưa kể đến tình trạng lạm dụng nước  tăng lực và cà phê… Tuy nhiên, đó đều là những phương pháp sai lầm. Theo đó, hậu quả là làm giảm hiệu suất làm việc của não bộ, các em sẽ không suy nghĩ được mạch lạc do quá mệt mỏi vì không ngủ đủ giấc hoặc thiếu năng lượng do bỏ bữa.

BS Phương nhấn mạnh, học sinh và phụ huynh phải thay đổi ngay quan điểm cũng như phương pháp ôn tập. Đặc biệt, trước hết phải bắt đầu từ sức khỏe bằng việc có chế độ dinh dưỡng đủ lượng, đủ chất. Theo đó, các em cần ăn đủ 3 bữa chính/ngày, ngoài ra phải bổ sung thêm các món ăn nhẹ vào các bữa phụ. Thực đơn phải đủ chất, đặc biệt là chất đạm, các vi khoáng chất như vitamin A (có trong thịt, cá, trứng, sữa, đu đủ chín, rau xanh…), vitamin C (có trong rau và trái cây tươi như cam, bưởi, bông cải xanh…), chất sắt (có trong thịt, cá, trứng, rau xanh, đậu), kẽm (có trong hải sản, cá, thịt, đậu…) giúp tăng cường sức đề kháng để phòng ngừa bệnh. Thực đơn có thể thay đổi, luân phiên các món để tránh thiếu chất, và tránh cảm giác ngán khi ăn một món quá nhiều lần.

Nói không vi thc phm l

Đối với nhóm thực phẩm không nên sử dụng, BS Phan Thanh Tâm (Phó Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM) cho biết các em học sinh không ăn những thực phẩm có nhiều dầu mỡ, các loại thức ăn nhanh. Bên cạnh đó, phụ huynh và học sinh cần hết sức thận trọng vấn đề vệ sinh ăn uống để tránh bị bệnh đường tiêu hóa. Cụ thể, nên tránh ăn các loại thức ăn chế biến chưa chín kỹ như: phở tái, trứng còn sống, gỏi cá sống, các món nướng, rau sống… Đặc biệt, tránh ăn thức ăn lạ, các thức ăn đường phố không đảm bảo vệ sinh do nguy cơ cao bị dị ứng, ngộ độc thực phẩm. Nếu phải ăn bên ngoài, hãy chọn nơi hàng quán sạch sẽ, có nguồn nước từ vòi (không phải dùng nước trong thau chậu), thức ăn bày trên bàn cao có khung kính che đậy, chọn các món nấu chín (cơm, hủ tiếu, phở chín…).

La chn thc phm an toàn

Theo BS.CKII Đỗ Thị Ngọc Diệp (nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM), trong thực đơn hàng ngày cần luân phiên đa dạng các món ăn. Đối với các loại thực phẩm rau, củ, quả, cần lựa chọn những sản phẩm thật tươi, không bị dập nát, không hư hỏng. Bởi rau, củ, quả khi hư hỏng có khả năng sinh ra độc tố, gây ngộ độc cho cơ thể.

Một trong những dạng hư hỏng phổ biến là củ bị nảy mầm, điển hình như khoai tây, khi nảy mầm sẽ sinh ra chất kích thích thần kinh trung ương và gây ngộ độc cho cơ thể. Do đó, để bảo đảm an toàn cho sức khỏe của con em mình, khi mua thực phẩm, phụ huynh phải lưu ý và đảm bảo rằng củ còn nguyên vẹn cả vỏ, không hư thối, không nảy mầm. Những quả hư thối, nảy mầm thì vứt bỏ không nên dùng dao khoét chỗ hư và tiếp tục sử dụng.

Ung đc

Về nước uống, học sinh nên uống đủ nước chín (khoảng 6-8 ly/ngày), hạn chế uống nước ngọt, nước có ga, các loại nước ngọt có chứa chất kích thích hay đồ uống có cồn như rượu, bia, cà phê… Ngoài ra, mỗi ngày phụ huynh có thể bổ sung thêm vitamin và khoáng chất cho con bằng các loại nước ép rau, củ, quả (nước ép cà chua, cà rốt, dưa leo, dưa hấu, cóc, táo, ổi…) hoặc các loại sinh tố trái cây cũng có tác dụng bổ sung nước và vitamin cần thiết cho các em trong kỳ thi.

Kết hp vn đng, ngh ngơi hp lý

BS.CKII Trần Ngọc Lưu Phương nhấn mạnh: Bên cạnh chế độ dinh dưỡng lành mạnh là giờ giấc nghỉ ngơi ổn định. Theo đó, học sinh cần ngủ đủ giấc sẽ cung cấp một năng lượng tốt đảm bảo sức khỏe và trí óc minh mẫn cho các em trong những ngày thi. Cụ thể, buổi trưa các em nên ngủ ngắn, thời gian khoảng 15-30 phút để não bộ được nghỉ ngơi. Buổi tối, các em không thức quá khuya, không nên ngủ trễ sau 11 giờ đêm. Ngủ đủ giấc sẽ giúp não bộ phục hồi tốt, hoạt động hiệu quả, tiếp thu và ghi nhớ bài nhanh chóng. Cách khoảng 45-50 phút ôn tập, các em nên có thời gian nghỉ ngơi ngắn khoảng 5-10 phút. Ngoài ra, các em cần kết hợp với chế độ vận động hàng ngày một cách hợp lý, như đi bộ khoảng 30 phút vào buổi sáng, chơi cầu lông, hoặc bơi khoảng 30 phút vào cuối buổi chiều.

Thời điểm học sinh “tăng tốc” ôn thi cũng như chính thức bước vào kỳ thi thường ở giữa tháng 6 hàng năm, đây là lúc thời tiết nắng nóng, oi bức, việc các em giải tỏa những cơn oi bức bằng cách uống nhiều nước đá cũng không có lợi cho sức khỏe, thậm chí gây hại cho cơ thể. Theo các chuyên gia y tế, trong thành phần nước đá có thể tiềm ẩn nhiều tạp chất, vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt là những cơ sở sản xuất nước đá tư nhân tự phát, khó kiểm soát được chất lượng nguồn nước. Nước đá kém chất lượng có thể khiến học sinh dễ mắc phải các bệnh về đường tiêu hóa.

Hoài Thương

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)