Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Năm học 2008-2009: Giảm 40% tỷ lệ học sinh bỏ học

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

(GD TP.HCM): – Chiều 14-7, Bộ GD-ĐT đã tổ chức hội nghị trù bị trực tuyến tổng kết năm học 2008-2009 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm học 2009-2010. Ông Trần Quang Quý (Chánh văn phòng Bộ GD-ĐT) đã báo cáo tổng kết năm học. Theo đó, năm qua đã công nhận 6 tỉnh (Lạng Sơn, An Giang, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Sơn La) đạt chuẩn phổ cập giáo dục đúng độ tuổi. Tính đến 30-6-2009, có 55/63 tỉnh thành đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS (tăng 13 tỉnh so với cùng kỳ năm trước). Chương trình giáo dục mầm non được mở rộng, tăng gần 20.000 nhóm lớp; kinh phí đầu tư cho giáo dục mầm non cũng tăng hơn 3.000 tỷ đồng. Năm học qua, tỷ lệ học sinh bỏ học giảm hơn 40% (trong đó, tiểu học là 0,13; THCS bỏ học 0,7; THPT bỏ học 1,29%), đặc biệt vùng đồng bằng sông Cửu Long giảm còn 0,88%…
Theo đánh giá, năm học qua đã tạo được tiền đề mới cho phát triển giáo dục ở giai đoạn sau, tuy nhiên chất lượng giáo dục còn chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là các vùng khó khăn về kinh tế xã hội, tỷ lệ học sinh yếu kém còn cao, khó huy động học sinh ra lớp và duy trì tỷ lệ đi học chuyên cần. Kết quả đổi mới phương pháp dạy học hạn chế, sự chỉ đạo của Bộ và các tỉnh còn thiếu quyết liệt. Nhiều địa phương thiếu cơ sở vật chất kỹ thuật trường học; chậm soạn thảo và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật; tình trạng thiếu – thừa giáo viên các cấp kéo dài… Đại diện ngành GD-ĐT TP.HCM, ông Huỳnh Công Minh (Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM) kiến nghị Bộ GD-ĐT có những biện pháp cụ thể khắc phục hiệu quả những tồn tại kéo dài thời gian qua (về hệ thống văn bản pháp quy về quản lý các trường có yếu tố nước ngoài, vấn đề du học…); khắc phục tình trạng thiếu giáo viên các môn năng khiếu (nhạc, họa, thể dục thể thao); có biện pháp đào tạo đáp ứng kịp thời các môn mới trong nhà trường (giáo dục kỹ năng sống, giáo dục ngoài giờ, đội ngũ giáo viên tư vấn tâm lý học đường). Tại hội nghị, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân cũng đề nghị các vùng biên giới, vùng kinh tế khó khăn nên chú trọng công tác đào tạo theo nhu cầu, cần có sự liên kết giữa các bên đào tạo và sử dụng. Đã có khoảng 600 hợp đồng đào tạo theo nhu cầu với các doanh nghiệp sau hai năm triển khai.
Mê Tâm

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)