Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Năm học “hạnh phúc” cập bến

Tạp Chí Giáo Dục

Năm hc 2024-2025 đã khép li, thy trò các trưng hc ti TP.HCM đã có mt năm hc nhiu hnh phúc. Theo đó, thy cô n lc đi mi phương pháp ging dy, kim tra đánh giá mang đến nhng gi hc nh nhàng; xuyên sut năm hc, hc sinh đưc tiếp cn vi đa dng các sân chơi phát trin k năng, năng lc…

Thầy Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Trường Tộ (Q.4) sắm vai đầu bếp dạy học sinh làm bánh tiêu 

Thy hiu trưng làm… đu bếp

Sắm vai đầu bếp dạy học sinh làm bánh tiêu là cách mà thầy Phan Anh Tuấn (Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Trường Tộ, Q.4) thực hiện để triển khai hoạt động trải nghiệm. Hình ảnh thầy hiệu trưởng vừa gần gũi, vừa lạ lẫm khiến học sinh vô cùng thích thú.

Giờ học diễn ra ở sân trường, thầy hiệu trưởng trong bộ trang phục của một đầu bếp đầy chuyên nghiệp, hướng dẫn học sinh sử dụng nguyên liệu và cách chế biến món bánh tiêu – loại bánh dân gian truyền thống. Với sự hướng dẫn của thầy hiệu trưởng, mỗi học sinh đều được trổ tài làm bánh tiêu, và cùng nhau thưởng thức món bánh do chính tay mình làm ra.

Theo thầy Tuấn, hoạt động trải nghiệm là một trong những nội dung giáo dục mới trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở bậc tiểu học. Đối với nội dung này, nhà trường có điều kiện để đa dạng các hoạt động, sân chơi, giúp trang bị cho học sinh thêm kỹ năng, kiến thức ở nhiều lĩnh vực, ứng dụng kiến thức bài học vào giải quyết các vấn đề thực tế cuộc sống. Để tổ chức nội dung này, nhà trường trao quyền cho giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn triển khai, gắn với từng chủ đề theo từng tháng, thiết kế phù hợp với từng khối lớp, học sinh học thông qua chính trải nghiệm.

“Với học sinh tiểu học, để thu hút các em thì các giờ học phải có sắc màu, mới lạ. Đặc biệt là với các giờ hoạt động trải nghiệm lại càng cần sự đổi mới để các em thấy thực sự là giờ học trải nghiệm. Khi thầy hiệu trưởng sắm vai đầu bếp đứng lớp trong giờ học hoạt động trải nghiệm đã mang đến nhiều bất ngờ, thích thú cho học sinh, em nào cũng hứng thú tham gia, giờ học đầy ắp tiếng cười”, thầy Tuấn phấn khởi.

Thầy Tuấn chia sẻ thêm, đây cũng là cách thầy trò Trường Tiểu học Nguyễn Trường Tộ xây dựng trường học hạnh phúc trong năm học này. Khi đổi mới tiết dạy, đòi hỏi giáo viên phải nỗ lực thay đổi chính mình, để học sinh học được nhiều hơn, trải nghiệm nhiều hơn.

Nhng sân chơi tri nghim thú v

Xuyên suốt năm học, Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q.1) đã tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm cho học sinh tham gia. Những hoạt động trải nghiệm gắn với từng chủ đề bài học, dành riêng cho đối tượng học sinh từng khối lớp, đặc biệt còn có sự tham gia của phụ huynh đã mang đến nhiều thích thú, hào hứng cho học sinh nhà trường. Sân trường, Thảo Cầm Viên, Dinh Độc Lập, bảo tàng… là lớp học; nền gạch, bồn cây là dụng cụ học bài… Những giờ học gắn kiến thức với các vấn đề thực tiễn, đặt ra các yêu cầu vừa gần gũi, vừa sinh động, biến giờ học toán, khoa học, lịch sử khô khan thành những giờ học trải nghiệm thú vị.

Năm học 2024-2025 với thầy trò Trường Tiểu học Nguyễn Thái Sơn (Q.3) là một năm học đầy hạnh phúc

“Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho phép nhà trường, giáo viên được chủ động trong thiết kế hoạt động giáo dục, đảm bảo hài hòa với mục tiêu của chương trình, yêu cầu cần đạt của môn học và đặc thù đối tượng học sinh, điều kiện nhà trường. Chính vì thế, nhà trường luôn khuyến khích thầy cô mạnh dạn sáng tạo, phát huy lợi thế của nhà trường để làm sao mang đến những giờ học nhẹ nhàng, hiệu quả, sinh động, thú vị nhất cho học sinh. Qua mỗi hoạt động đổi mới, có sự tham gia của phụ huynh giúp phụ huynh thêm hiểu và đồng hành với nhà trường trong việc cùng hướng tới mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh”, cô Đỗ Ngọc Chi (Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm) cho hay.

Chia sẻ về việc tổ chức những hoạt động, sân chơi trải nghiệm trong năm học để học sinh vừa chơi, vừa học, thầy Đinh Hữu Đắc (Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Thái Sơn, Q.3) cho biết, đây là một trong những yêu cầu trọng tâm luôn được nhà trường đặt ra cho giáo viên trong công tác dạy học, gắn liền với việc nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường và xây dựng trường học hạnh phúc trong xuyên suốt năm học. Thầy Đắc phân tích: Khác với chương trình cũ trước đây, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 hướng tới phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. Để thực hiện được mục tiêu này thì buộc giáo viên phải thay đổi cách dạy, cách tổ chức hoạt động, để làm sao trong mọi hoạt động học sinh đều được tham gia, qua đó học tập. Ngoài các hoạt động trong lớp học, nhà trường khuyến khích thầy cô tổ chức các hoạt động bên ngoài không gian lớp học, tận dụng chính thiết chế văn hóa trong trường như bồn cây, vườn trường, sân trường, thư viện, góc học tập… để triển khai thành lớp học sáng tạo.

“Qua từng năm, các hoạt động trải nghiệm được thầy cô tổ chức một cách bài bản hơn, sáng tạo và gắn liền với môn học, đối tượng học sinh từng khối lớp, rất được các em đón nhận. Khi được bước ra bên ngoài không gian lớp học truyền thống, việc học vì thế cũng rất nhẹ nhàng, những giờ học thú vị, hạnh phúc”, thầy Đắc đánh giá.

Nỗ lực xây dựng trường học hạnh phúc cũng đã mang đến trái ngọt cho thầy trò Trường Tiểu học Đặng Trần Côn (Q.4) trong năm học 2024-2025. Cô Phạm Thị Thúy Hà (Hiệu trưởng nhà trường) phấn khởi chia sẻ về kết quả học tập của học sinh cũng như môi trường học đường thân thiện, cởi mở, tôn trọng và khuyến khích sự sáng tạo của cả thầy và trò: “Giáo viên mạnh dạn tổ chức các chuyên đề, hoạt động trải nghiệm, nhà trường cũng tổ chức nhiều sân chơi trải nghiệm để học sinh học và rèn luyện kỹ năng, kiến thức. Trong nhiều hoạt động, có sự tham gia của phụ huynh đã giúp nhà trường đạt được mục tiêu giáo dục, gắn kết giữa gia đình và nhà trường. Khi học sinh được khuyến khích và tạo điều kiện để phát huy năng lực, các em trở nên tự tin, mạnh dạn hơn”.

Bài, ảnh: Đ Yến

Bình luận (0)