Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Năm học mới: Khơi dậy ước mơ, hoài bão trong sinh viên

Tạp Chí Giáo Dục

Ngày 9-9, nhiu trưng ĐH ti TP.HCM đã đng lot khai ging năm hc mi 2019-2020. Mt trong nhng ch đ đưc các trưng đc bit hưng ti chính là khơi dy, nuôi dưng ưc mơ hoài bão trong sinh viên.

Ông Võ Văn Thưng (y viên B Chính tr, Trưng ban Tuyên giáo Trung ương) tng hoa chúc mng tân th khoa ca Trưng ĐH Khoa hc Xã hi và Nhân văn TP.HCM năm nay

Tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM), ông Võ Văn Thưởng (Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương) đã tham dự lễ khai giảng và đánh giá cao những nỗ lực của tập thể nhà trường trong quá trình hơn 60 năm xây dựng và phát triển…

Ly ngưi hc làm trung tâm

Đến nay, bộ máy tổ chức của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM luôn được bổ sung và phát triển với quy mô hợp lý, hoạt động ngày một hiệu quả. Đội ngũ cán bộ giảng dạy với nhiều giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, tiến sĩ khoa học đã không ngừng phát triển về số lượng và trình độ, năng lực. Số sinh viên, nghiên cứu sinh, thực tập sinh hằng năm thuộc dạng lớn trong cả nước. Cơ cấu ngành đào tạo của trường được xác lập theo hướng đa dạng, đa lĩnh vực, củng cố và nâng cao chất lượng các ngành học cơ bản, truyền thống, đồng thời chú trọng phát triển các ngành học ứng dụng hiện đại… “Trường là đơn vị tiên phong trong việc khai mở những ngành đào tạo mới, đáp ứng yêu cầu xã hội, là cầu nối và là đối tác học thuật quan trọng để tiếp nhận nhiều phương pháp mới, cách tiếp cận mới, góc nhìn mới trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn ở Việt Nam. Nhiều công trình nghiên cứu của trường được đón nhận và đánh giá cao, góp phần phục vụ và xây dựng sự nghiệp phát triển, bảo vệ Tổ quốc. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, công tác sinh viên và văn hóa ĐH được chú trọng thực hiện bằng nhiều nội dung, hình thức phong phú”, ông Thưởng đánh giá.

Trong năm học 2019-2020, ông Thưởng đề nghị trường tích cực triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp về đổi mới căn bản toàn diện GD-ĐT, trong đó cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ. Thứ nhất, tiếp tục xây dựng và không ngừng hoàn thiện mô hình theo hướng hiện đại, phù hợp yêu cầu hội nhập quốc tế và điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Tiếp tục thực hiện cơ cấu ngành đào tạo theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực, củng cố và nâng cao chất lượng các ngành học cơ bản truyền thống đi đôi với phát triển các ngành học ứng dụng hiện đại. Thứ hai, đổi mới mạnh mẽ hơn nội dung chương trình giảng dạy – nghiên cứu theo hướng hiện đại, thiết thực, sáng tạo, phù hợp thực tiễn phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, yêu cầu hội nhập quốc tế. Kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành, giữa bồi dưỡng các kiến thức cơ bản, hàn lâm với trao đổi những phương pháp giải quyết các vấn đề mà đời sống xã hội đặt ra; đề cao tính sáng tạo, tự học tập, trau dồi kiến thức, kỹ năng của người học để người học thực sự trở thành trung tâm trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu ở nhà trường… Thứ ba, đối với công tác nghiên cứu, trường cần nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò, nhiệm vụ lớn lao của mình – là một trong 2 cái nôi lớn nhất của cả nước trong đào tạo, nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, có liên quan mật thiết đến sự nghiệp xây dựng, phát triển, bảo vệ đất nước, nhất là trong bảo vệ quyền, chủ quyền lãnh thổ quốc gia… Do đó, trường cần phối hợp chặt chẽ với Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, với các cơ quan của Đảng và Nhà nước chủ động nghiên cứu đề xuất các giải pháp vừa mang tầm chiến lược lâu dài vừa mang tính cấp bách để giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra của thực tiễn đất nước trên tất cả lĩnh vực. Thứ tư, không ngừng nâng cao, mở rộng hợp tác quốc tế nhất là với các đối tác uy tín để phục vụ thiết thực cho việc đào tạo, nghiên cứu. Tăng cường đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, phù hợp đảm bảo cho giảng dạy, học tập, nghiên cứu, tập trung hỗ trợ những ngành, lĩnh vực, bộ môn đặc thù quan trọng và cần thiết cho sự phát triển bền vững của đất nước. Thứ năm, cần tập trung các giải pháp đồng bộ để sớm hiện thực mục tiêu xây dựng môi trường văn hóa của trường theo hướng học thuật, dân chủ, sáng tạo, thân thiện; xây dựng một tập thể các nhà giáo, nhà khoa học thực sự đoàn kết, chân thành trong đào tạo, nghiên cứu; có cơ chế để thu hút cán bộ, các nhà khoa học giỏi trong và ngoài nước…

Hàng t đng h tr sinh viên thc hin ưc mơ

Trong buổi lễ khai giảng năm học mới của Trường ĐH Hoa Sen với chủ đề “Nơi bạn chinh phục những giấc mơ”, trước hơn 2.500 tân sinh viên, GS.TS Mai Hồng Quỳ (Hiệu trưởng nhà trường) chia sẻ cuộc đời đẹp hơn, ý nghĩa hơn nếu chúng ta có những ước mơ. Đối với sinh viên ĐH, đừng để bất cứ trở ngại nào làm mất đi những giấc mơ và khi bước chân vào giảng đường các em hãy có những ước mơ hiện thực. Bên cạnh ước mơ về những nhà quản trị tài ba, dự án khởi nghiệp, xây dựng thương hiệu đại diện cho du lịch quốc gia…, nhiều sinh viên sẽ có những giấc mơ giản dị thiết thực hơn như sẽ có được việc làm tốt, có thu nhập ổn định và có cuộc sống hạnh phúc. Song điều quan trọng là các em cần phải hoạch định rõ ràng để biến các ước mơ thành những mục tiêu cụ thể. Dịp này, trường đã trao 22 suất học bổng cho tân sinh viên với tổng trị giá hơn 2,1 tỷ đồng giúp các sinh viên tài năng, hoàn cảnh khó khăn có cơ hội thực hiện những ước mơ, hoài bão khi bước vào cánh cửa ĐH. Tương tự, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM cũng đã tiếp nhận hơn 1,5 tỷ đồng từ các doanh nghiệp, mạnh thường quân tài trợ cho các hoạt động hỗ trợ sinh viên. Trong năm học này, trường chính thức đưa vào sử dụng khu phòng học mới tại cơ sở chính. Cùng với thư viện hiện đại, khu phòng học mới tích hợp nhiều tính năng sẽ phục vụ tốt hơn quá trình học tập, nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên.

Bài, ảnh: Mê Tâm

Bình luận (0)