Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Năm học mới: Kỷ cương trách nhiệm, đổi mới không ngừng…

Tạp Chí Giáo Dục

Ngày 5-9, hc sinh cc đng lot khai ging năm hc mi. Năm hc 2024-2025 đưc ngành giáo dc xác đnh ch đ là “K cương trách nhim, đi mi không ngng, nâng cao cht lưng” vi nhiu nhim v và gii pháp trng tâm.

Giảng viên Trường ĐH Văn Hiến trong giờ dạy sinh viên 

Đây là năm học mà Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được triển khai ở tất cả các lớp từ lớp 1 đến 12 và cũng là năm học đầu tiên tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Đm bo công bng trong tiếp cn giáo dc

Bộ GD-ĐT đã đề ra những phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên trong năm học mới 2024-2025.

Cụ thể, ở nhiệm vụ thứ nhất, ngành giáo dục sẽ triển khai Kết luận số 91 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục – đào tạo. Tham mưu và trình Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91. Trên cơ sở đó, ban hành kế hoạch hành động của ngành giáo dục nhằm triển khai chương trình hành động của Chính phủ một cách bài bản, khoa học, phù hợp với tình hình thực tiễn, bảo đảm tính khả thi và hiệu quả.

Thứ hai, tiếp tục thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển GD-ĐT. Rà soát, sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, trong đó lưu ý các vấn đề thực tiễn phát sinh cần điều chỉnh để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; tạo cơ chế, chính sách thuận lợi cho phát triển giáo dục. Ưu tiên nguồn lực hoàn thành xây dựng Luật Nhà giáo.

Thứ 3, đảm bảo công bằng trong tiếp cận giáo dục cho mọi đối tượng. Trong đó, quan tâm đến đồng bào dân tộc thiểu số, người sống ở miền núi, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, trẻ mồ côi, trẻ em không nơi nương tựa, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo… Củng cố, duy trì vững chắc kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, giáo dục THCS. Ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Phát triển các phương thức giáo dục hòa nhập, chuyên biệt và bán chuyên biệt để đáp ứng quyền được học tập của người học là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người khuyết tật.

Thứ tư, bảo đảm an toàn cho trẻ mầm non; nhất là tại các cơ sở mầm non ngoài công lập, các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, lớp mầm non độc lập loại hình dân lập và tư thục. Chuẩn bị các điều kiện để triển khai thí điểm chương trình giáo dục mầm non mới. Triển khai hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông đối với các lớp, đặc biệt với các lớp 5, 9, 12 và chương trình xóa mù chữ, giáo dục thường xuyên cấp THCS, THPT. Chuẩn bị tốt các điều kiện để tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Phát trin đi ngũ nhà giáo, tăng cưng hi nhp quc tế

Nhiệm vụ thứ năm là phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục bảo đảm đủ số lượng và nâng cao về chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Tuyển dụng, quản lý, sử dụng hiệu quả chỉ tiêu biên chế giáo viên được giao tại Quyết định số 72 của Bộ Chính trị. Tiếp tục triển khai lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, THCS. Thực hiện đào tạo giáo viên gắn với nhu cầu để bảo đảm đủ về cơ cấu, số lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Nghiên cứu xây dựng các đề án nhằm phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông giai đoạn 2026-2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Bảo đảm an toàn cho trẻ mầm non là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục trong năm học 2024-2025

Thứ 6, sử dụng hiệu quả ngân sách Nhà nước và huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục. Tiếp tục kiên cố hóa trường lớp học, xóa phòng học tạm; phát triển trường lớp học ở các khu vực có dân số tăng nhanh, khu vực đông dân cư; bảo đảm đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tối thiểu.

Thứ 7, tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống đối với cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên, nhân viên, học sinh, sinh viên. Chú trọng xây dựng văn hóa học đường; tăng cường phòng, chống bạo lực học đường. Tổ chức bữa ăn bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và an toàn thực phẩm, kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho học sinh; kiện toàn và nâng cao năng lực hệ thống y tế trường học. Hoàn thiện cơ sở dữ liệu về sức khỏe học đường.

Thứ 8, nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo. Tăng cường các hoạt động khoa học – công nghệ trong cơ sở giáo dục ĐH và công bố trên các tạp chí khoa học uy tín trong, ngoài nước. Đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn; đẩy mạnh kiểm định chất lượng giáo dục.

Thứ 9, tăng cường hội nhập quốc tế trong giáo dục. Thu hút, sử dụng hiệu quả các nguồn lực của nước ngoài cho giáo dục; trong đó có chính sách thu hút chuyên gia, nhà khoa học nước ngoài hợp tác nghiên cứu, đào tạo với các cơ sở giáo dục ĐH Việt Nam; đẩy mạnh thu hút sinh viên quốc tế đến học tập tại Việt Nam. Tích cực tham gia các chương trình đánh giá chất lượng giáo dục quốc tế như PISA, PASEC…

Thứ 10, đẩy mạnh chuyển đổi số, cải cách hành chính trong toàn ngành. Tiếp tục xây dựng hoàn thiện các cơ sở dữ liệu ngành giáo dục, kết nối liên thông với các cơ sở dữ liệu quốc gia. Thứ 11, tăng cường thanh – kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo nhằm xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, ngăn ngừa và xử lý nghiêm các hành vi sai phạm trong giáo dục. Nhiệm vụ thứ 12, tăng cường phối hợp, xử lý hiệu quả các vấn đề về truyền thông; nhất là các vấn đề xã hội quan tâm, bức xúc để xã hội, nhân dân hiểu, chia sẻ, đồng thuận, đóng góp nhiều hơn cho ngành.

Vit Ngân

Bình luận (0)