Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Năm học mới thật sự bắt đầu

Tạp Chí Giáo Dục

Mc dù đã bưc sang chương trình hc k II nhưng đi vi hc sinh tiu hc, năm hc 2021-2022 đến gi này mi tht s bt đu. Tiếng trng trưng li vang lên rn rã chào đón hc sinh đến trưng sau mt thi gian dài im ng vì các em phi hc trc tuyến nhà đã làm sân trưng nhn nhp, tươi vui như nhng tháng ngày ca các năm hc trưc.


Hc sinh Trưng Tiu hc Hòa Bình (Q.1) hc trên lp sau thi gian dài ngh dch. Ảnh: Y.Hoa

Sự phấn khởi, nô nức của ngày cổng trường được mở rộng không chỉ đem đến niềm vui, hạnh phúc cho học sinh, thầy cô giáo, các bậc phụ huynh mà còn cho cả toàn xã hội. Bởi việc học sinh đến trường học tập là minh chứng cho cuộc sống bình thường mới mà mọi người mong đợi. Các trường tiểu học càng vui mừng hơn khi số học sinh đến trường học trực tiếp cao hơn nhiều so với số học sinh có phụ huynh đồng ý cho con đến trường học qua khảo sát trước đó không lâu. Điều đó cho thấy các bậc phụ huynh đã quan tâm sâu sát và thấy được tầm quan trọng của việc học sinh được học trực tiếp với thầy cô, bạn bè, cũng như an tâm về công tác phòng chống dịch Covid-19 trong nhà trường hiện nay. Học sinh đến trường không chỉ nâng cao chất lượng học tập mà còn giúp các em phát triển năng lực, phẩm chất của bản thân một cách toàn diện nhất và các em không phải bị ức chế tâm lý khi ở tuổi cần giao tiếp trực tiếp thường xuyên với mọi người để phát triển tâm sinh lý lứa tuổi một cách bình thường nhất.

Giáo viên phi trong tâm thế chp nhn hoàn thành chương trình năm hc này  mc tt nht có th, hc sinh đt đưc kết qu tt nht có th, không đòi hi kết qu phi tht cao, tht tt như nhng năm hc trưc.

Thế nhưng, song song với niềm vui được dạy và học trực tiếp là nhiều khó khăn, lo lắng khi học sinh tiểu học trở lại trường học. Bởi học sinh tiểu học đã ở nhà từ những ngày đầu tháng 5-2021 đến nay đã quá lâu. Các em đã quen với giờ giấc tự do, vui chơi thoải mái, học trực tuyến chỉ vài tiếng một ngày, có thể vừa nằm vừa học, vừa ăn vừa học, vừa xem phim vừa học… Giờ đây, trở lại trường, các em phải dậy sớm đi học, thời gian học trực tiếp lâu hơn, thầy cô kiểm tra việc học hành sâu sát hơn, phải thực hiện nề nếp theo nội quy trường lớp…  Tất cả những điều đó đã làm học sinh ngán học, nhất là học sinh lớp 1. Ngày nào, trên sân trường cũng có tiếng khóc của học sinh lớp 1: “Con không đi học đâu!”, “Con học ở nhà thôi!”… và tiếng phụ huynh năn nỉ, ỉ ôi; rồi giáo viên lớp 1 ngọt ngào “dụ dỗ” các em vào lớp cùng học, cùng chơi với bạn. Học sinh các lớp 2, 3, 4, 5 thì ngồi trong lớp mà cứ nhìn ra cửa, hỏi thầy cô đã đến giờ chơi, giờ về chưa. Để học sinh tiểu học quen với việc học ở trường, với giờ giấc và những quy định trường lớp, đó không phải là chuyện dễ dàng, nhanh chóng. Đã bước vào học kỳ II, vậy mà giáo viên tiểu học phải bắt đầu năm học mới với công việc ổn định lớp, kiểm tra tập vở cho đúng quy định, lập những quy định học tập, sinh hoạt của lớp… Giáo viên dạy lớp 1 còn “khổ sở” hơn vì phải tập học sinh xếp hàng ra vào lớp, hướng dẫn vệ sinh, rửa tay, bỏ rác, cách cầm bút cho đúng, cách để tập cho ngay… Ngoài ra, giáo viên tiểu học còn phải làm các công tác phòng chống dịch trong nhà trường với nhiều quy định chi tiết cụ thể, mất rất nhiều thời gian. Đầu giờ học, giáo viên phải đến sớm đón học sinh, nhắc học sinh đo nhiệt độ, khử khuẩn tay… Ra về, giáo viên phải ở lại phụ khử khuẩn bàn ghế, sàn lớp… Rồi thực hiện các thông tin khẩn, báo cáo nhanh, liên tục liên hệ phụ huynh để lấy ý kiến về nhiều vấn đề… Giáo viên “xoay như chong chóng”, “trăm công, nghìn việc” mà thầy cô phải làm trong một ngày khi học sinh trở lại trường chứ không chỉ là giảng dạy. Thế nhưng, khó khăn nhất của giáo viên tiểu học hiện nay chính là việc dạy học. Khi dạy học trực tuyến, giáo viên đã cố gắng dạy hết sức nhưng các kiến thức học sinh tiếp thu được dường như rất thấp. Các em mất căn bản kiến thức trầm trọng bởi học sinh tiểu học không có ý thức tự học, hiếm phụ huynh dạy kèm thêm cho con mình. Ngoài thời gian học trực tuyến với thầy cô, học sinh chỉ vui chơi. Thời gian học trực tuyến kéo dài, học sinh mê các trò chơi điện tử, mạng xã hội, phim trên Youtube… nhiều hơn. Vào lớp học, các em mải mê trao đổi về những gì mình xem, chơi chứ không tập trung học. Nhiều em do thời gian dài sử dụng điện thoại bị cận thị, loạn thị. Đến trường, không đọc, viết chính xác, giáo viên phát hiện phải báo phụ huynh đưa các em khi khám mắt để đeo kính mới có thể học được. Khá nhiều em gần như không nhớ hay quên hết các kiến thức đã học. Học sinh lớp 1, có em chưa nhớ bảng chữ cái; học sinh lớp 2, có em còn phải đánh vần mới đọc được. Thậm chí có học sinh lớp 5 quên bảng nhân, không làm được phép tính nhân chia… Chỉ sau 2 tuần học trực tiếp, học sinh lớp 1, 2 kiểm tra định kỳ học kỳ I. Sau 1 tuần học trực tiếp, học sinh lớp 3, 4, 5 phải tiếp tục chương trình học kỳ II. Trong một thời gian ngắn, thầy cô phải ôn lại những kiến thức cũ, kiến thức đã học từ đầu năm học đến nay, rồi phải “chạy” theo chương trình năm học, quả thật là vất vả. Mới trở lại trường dạy, nhiều giáo viên tiểu học đã cảm thấy quá mệt mỏi, quá áp lực.

Trước những khó khăn khi học sinh trở lại trường học trực tiếp, theo tôi, giáo viên tiểu học cần bình tĩnh, không nôn nóng nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Trước tiên, thầy cô cần tạo không khí vui tươi, thoải mái để học sinh thích đi học, muốn đi học. Khi học sinh của lớp đã bắt nhịp được với việc học trực tiếp, thầy cô sẽ vừa ôn tập, củng cố kiến thức cũ, vừa dạy kiến thức mới. Đặc biệt, thầy cô phải chấp nhận việc học tập yếu kém của học sinh sau một thời gian quá dài các em đã không đến trường học trực tiếp. Giáo viên phải trong tâm thế chấp nhận hoàn thành chương trình năm học này ở mức tốt nhất có thể, học sinh đạt được kết quả tốt nhất có thể, không đòi hỏi kết quả phải thật cao, thật tốt như những năm học trước. Các cấp lãnh đạo ngành giáo dục, ban giám hiệu các trường phải thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ với những khó khăn, vất vả của giáo viên trong năm học 2021-2022 này, để không yêu cầu các lớp phải đạt mục tiêu, tỷ lệ như các năm học trước. Phụ huynh cũng cần phải đồng hành cùng nhà trường, cùng thầy cô khi học sinh trở lại trường, thường xuyên theo dõi, kiểm tra, nhắc nhở con học hành. Đặc biệt, phụ huynh đừng nôn nóng, la mắng, trách phạt con khi các em học chưa tốt, cũng như đừng chê trách, phiền hà thầy cô “dạy dở”, “dạy không hay” nên con mình học yếu kém. Đội ngũ giáo viên đã cùng thành phố vượt qua những tháng ngày thảm khốc nhất của đại dịch Covid-19 hoành hành vừa qua. Tôi tin rằng, thầy cô cũng sẽ vượt qua năm học đầy gian nan, thử thách trong sự nghiệp “trồng người” ở thời gian này.

Lê Phương Trí

 

Bình luận (0)