Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Năm Mão nói chuyện mèo

Tạp Chí Giáo Dục

Trong văn hóa Vit Nam, mèo tuy không phi là vt linh như rng, không đưc th như h, không đưc dùng đ tr tà như gà, không đưc dùng đ làm thuc như rn hay kh… mà dưng như ch nuôi đ dit chut. Nhưng con chut li đng đu 12 con giáp. Vì thế con mèo đưc nhìn nhn mt cách khá phc tp và nhiu thú v.


Mèo là đi tưng va đc bit va ph biến trong cuc sng vt cht và tinh thn ca ngưi Vit

Mèo trong 12 con giáp

Trong văn hóa phương Đông, hệ thống lịch được xác lập theo chu kỳ thay đổi đều đặn của mặt trăng. Do đó, từ xưa đến nay có khái niệm Can Chi (Thiên Can và Địa Chi) để chỉ thời gian, trước hết là năm và giờ. Theo đó, Can hay Thiên Can gồm có 10 là: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý (10 can) và Chi hay Địa Chi gồm có 12 chi: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Mỗi chi đó ứng với một linh vật, ta hay gọi là 12 con giáp, ứng với 12 giờ trong ngày, 12 tháng trong năm, 12 năm trong 1 giáp. Đó cũng là nền tảng quan trọng để tính lịch và là dấu hiệu để nhận đoán về số mệnh của từng người, người sinh vào năm con giáp nào sẽ cầm tinh vào con giáp đó. Con giáp mà con người cầm tinh có ảnh hưởng đến tính cách của họ, ví như người tuổi Mão (mèo) thông minh, ôn hòa, giàu lòng nhân ái, họ rất cẩn trọng trong cuộc sống…

Điều đặc biệt, trong hệ thống 12 con giáp, nhân vật thứ tư, chi Mão ở Việt Nam là con mèo, trong khi đó đối với các nước châu Á còn lại thì vị trí này là thỏ. Theo truyền thuyết cổ của các nước châu Á, khi Ngọc Hoàng mở cuộc thi để chọn 12 con vật làm đại diện cho 12 năm thì chuột (Tí) đã lừa mèo (Mão) bằng cách thông báo sai thời gian thi, khiến hôm ấy mèo ngủ quên, nên vắng mặt tại cuộc thi 12 con giáp và đó là nguyên nhân khiến mèo thù chuột! Riêng với sự tích 12 con giáp của Việt Nam thì mèo và chuột cùng đi thi. Nhưng khi đi ngang con sông lớn, cả hai phải nhờ trâu để quá giang, đến giữa dòng, chuột chờ lúc mèo sơ ý bèn đạp mèo ngã xuống, còn trâu cõng chuột đến thiên đình sớm nhất. Riêng phần mèo may mắn khi rớt xuống sông được hổ cứu và cặp này chiếm vị trí 3, 4 trong 12 con giáp. Cái kết này cũng giải thích vì sao mèo ghét chuột như các nước láng giềng.

Trong chu kỳ lịch pháp ở Việt Nam, con mèo được giao quản năm Mão, quản tháng 2 và quản buổi bình minh (từ 5 đến 7 giờ sáng). Vì thế, Mão được gắn với mùa xuân, thuộc hành Mộc, ứng với phương Đông, hàm ý dương khí bắt đầu thịnh, vạn vật sáng tươi. Từ giờ Mão, ánh dương nhóm hồng chân trời phương Đông, tỏa lên bầu trời những tia sáng đẹp. Từ tháng 2, khí trời bắt đầu ấm, với mùa xuân từ lòng đất và cành cây bắt đầu mọc lên những mầm non và chồi tơ, cũng là tháng có hội nhất trong năm, mặt người luôn rạng rỡ, nhiều niềm vui. Lý đó mà suy, năm Mão sẽ đem lại nhiều thành quả tốt đẹp.

Mèo trong các nn văn hóa

Trong văn hóa Việt Nam, mèo tuy không phải là vật linh như rồng, không được thờ như hổ, không được dùng để trừ tà như gà, không được dùng để làm thuốc như rắn hay khỉ… mà dường như chỉ nuôi để diệt chuột. Nhưng con chuột lại đứng đầu 12 con giáp. Vì thế con mèo được nhìn nhận một cách khá phức tạp và nhiều thú vị.

Con mèo lại được lấy tên đặt cho một họ động vật ăn thịt. Trong họ nhà mèo, con mèo nhỏ nhất và yếu nhất nhưng lại là anh, chị của các hổ báo, sư tử lớn và khỏe hơn rất nhiều lần. Về hình dáng mèo rất giống hổ, cái khác là lông hổ có vằn, lông mèo thuần sắc hoặc khoang. Mèo là loài ăn thịt nhưng có ích. Nó diệt chuột phá hoại mùa màng. Còn nhớ tích xưa nói chuyện mèo là thầy của hổ. Mèo dạy gần hết các miếng võ cho hổ. Nhưng hổ định giết mèo để độc bá sơn lâm. Chờ lúc mèo sơ ý, hổ liền vồ lấy mèo để ăn thịt. Nhanh như cắt mèo phóng mình trèo lên cây, hổ đành chịu thua. Từ đó, những thầy dạy võ không bao giờ truyền hết các miếng võ cho học trò vì sợ trò phản thầy như hổ phản thầy.

Xét về nguồn gốc, theo nhiều tài liệu, tổ tiên của mèo xuất hiện trên trái đất cách nay hàng chục triệu năm. Có rất nhiều hóa thạch của mèo được tìm thấy ở châu Âu, châu Phi và châu Á. Trước công nguyên 6.000 năm, người Ả Rập mới thuần dưỡng mèo rừng để làm thú nuôi. Những câu chuyện cổ xưa của người Ả Rập đã xuất hiện “nhân vật mèo”, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của con người đến mèo như truyện “Con mèo đi hia”, “Hoàng tử với con mèo”… Ngay từ thời đó, mèo đã được con người rất yêu mến, vì mèo diệt chuột, bảo vệ tài sản cho con người rất đắc lực. Đặc biệt mèo được nuôi nhiều ở Ai Cập, rồi du nhập vào châu Âu và các khu vực khác trên thế giới.


Mèo trong tranh dân gian Đông H

Theo sách “Từ điển Biểu tượng văn hóa thế giới”, trong các nền văn hóa khác nhau ý nghĩa biểu tượng về mèo rất không thuần nhất, mèo vừa có tính xấu, vừa có tính tốt. Điều này có thể giải thích bằng thái độ vừa dịu dàng, vừa vờ vĩnh của con vật này. Ví như, văn hóa Phật giáo, mèo bị chê trách là con vật đã cùng với rắn không mảy may xúc động trước sự từ trần của Đức Phật. Tương tự, trong Kabbale (truyền thuyết của đạo Do Thái), mèo được liên kết với rắn nhằm chỉ sự tội lỗi, sự lạm dụng những phúc lợi ở thế gian này. Cũng theo nghĩa đó, đôi khi, người ta khắc chạm hình con mèo phủ phục dưới chân chúa Kitô. Trong văn hóa Ấn Độ, người ta tìm thấy tượng những con mèo khổ hận biểu thị cho phúc lạc của thế giới động vật. Còn Trung Quốc cổ đại, mèo được xem như một con vật báo điềm lành và người ta bắt chước điệu bộ của nó cũng như con báo, trong các điệu múa nông nghiệp.

Trở lại văn hóa Việt Nam, con mèo là đối tượng vừa đặc biệt vừa phổ biến trong cuộc sống vật chất và tinh thần của người Việt. Người Việt biết nuôi mèo từ rất sớm và sử dụng nó vào nhiều mục đích khác nhau: kinh tế, giải trí, tôn giáo. Mèo sống gần gũi, rất được quan tâm và quý mến. Tên gọi các bộ phận cơ thể mèo được gắn liền với những sự vật, hiện tượng tương tự (đá tai mèo, cây đuôi mèo, tóc râu mèo…). Theo thống kê người Việt Nam (bao gồm 54 dân tộc) có đến gần 2.000 câu ngạn ngữ, phương ngữ, thành ngữ, tục ngữ, ca dao liên quan đến mèo. Mèo là đề tài của hàng trăm chuyện cổ tích, ngụ ngôn, huyền thoại, giai thoại. Mèo còn gợi nguồn cảm hứng độc đáo cho nhiều thi sĩ và nhà văn hài hước. Mèo cũng là đối tượng nghệ thuật hấp dẫn thể hiện trên các vật dụng sinh hoạt hằng ngày, nhà cửa nơi thờ tự… tiêu biểu nhất phải kể đến bức chạm Mèo và Cá Tôm (1709) trên bia đá chùa Linh Quang (Hải Phòng) hay những tượng thờ Linh Miêu rải rác ở khắp địa phương miền núi. Hội họa dân gian Việt Nam qua dòng tranh Hàng Trống và Đông Hồ cũng dành cho đề tài mèo sự ưu ái, với những tác phẩm nổi tiếng: Thanh miêu, Đám cưới chuột… rất đặc sắc và nhiều ý nghĩa nhân sinh.

ThS. Nguyn Hiếu Tín

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)