Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Năm mẹo cơ bản để chúng ta có thực phẩm an toàn, tránh ngộ độc

Tạp Chí Giáo Dục

Dưới khẩu hiệu "Từ trang trại đến bàn ăn, làm cho thực phẩm an toàn," Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo người tiêu dùng và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hành an toàn thực phẩm cho Ngày Sức khỏe Thế giới, ngày 7/4.

Dưới đây là năm mẹo cơ bản để bạn có thể giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm và các bệnh do thực phẩm gây ra.

1. Vệ sinh đôi tay sạch sẽ

 

Rửa tay trước khi xử lý thực phẩm và thường xuyên trong quá trình chế biến thực phẩm

Rửa tay sau khi đi vệ sinh

Rửa và khử trùng các thiết bị sử dụng cho việc chế biến thực phẩm

Bảo vệ khu vực nhà bếp và thực phẩm để tránh các loại động vật và côn trùng.

2. Tách biệt thực phẩm sống và chín

 

Tách biệt các loại thịt gia súc, gia cầm, thủy sản và các loại thực phẩm khác

Sử dụng các thiết bị và đồ dùng riêng biệt để xử lý thực phẩm tươi sống

Bảo quản thực phẩm trong hộp để tránh tiếp xúc giữa thực phẩm sống và thực phẩm đã qua chế biến.

3. Nấu chín thực phẩm

 

Nấu chín thực phẩm, đặc biệt là thịt gia súc, gia cầm, trứng và hải sản

Khi nấu các loại thịt gia súc, gia cầm phải đảm bảo chin kỹ, kiểm tra bên trong không còn màu đỏ. Lúc ăn các món như súp, các món hầm phải đảm bảo nhiệt độ ở mức 70 độ C.

Hâm nóng thức ăn đã được nấu chín.

4. Giữ thực phẩm ở nhiệt độ an toàn

 

Không để thức ăn đã nấu chín ở nhiệt độ phòng quá hai giờ

Bảo quản kịp thời các thực phẩm đã nấu chín và dễ hỏng (tốt nhất là dưới 5C)

Hâm nóng thức ăn (hơn 60 độ C) trước khi ăn

Không lưu trữ thực phẩm quá lâu ngay cả việc bảo quản trong tủ lạnh

Không nên rã đông thực phẩm đông lạnh ở nhiệt độ phòng.

5. Sử dụng nước và dụng cụ đảm bảo vệ sinh

 

Sử dụng nước sạch, đảm bảo an toàn

Lựa chọn thực phẩm tươi sống

Lựa chọn thực phẩm chế biến an toàn, chẳng hạn như sữa tiệt trùng

Rửa trái cây và rau quả bằng nước sạch, khử trùng, đặc biệt nếu ăn sống

Không sử dụng thực phẩm quá hạn sử dụng./.

(VIETNAM+)

Bình luận (0)