Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Nam nghệ sĩ và “người phụ nữ tôi yêu! ”

Tạp Chí Giáo Dục

Không phi ngu nhiên mà các ngh sĩ nam khi đot gii thưng nào đó trong lĩnh vc ngh thut, câu đu tiên đu gi li cm ơn m, sau đó là bà xã. Bi l, m chính là thn tưng, còn bà xã chính là đim ta vng chc nht đ h cng hiến hết mình cho ngh thut.


NS Thanh Nga và m  – bà bu Thơ
 

1. NSƯT Bảo Quốc cho biết, người phụ nữ quan trọng nhất trong cuộc đời ông và chị Thanh Nga, đó là mẹ ông – bà bầu Thơ, chủ gánh hát Thanh Minh – Thanh Nga lừng lẫy một thời. Mẹ tôi chống đỡ một đại gia đình nghệ sĩ và một đại gia đình cải lương với hàng trăm diễn viên bằng một bản lĩnh lạ lùng, người ta nể mẹ tôi chính ở sự quản lý chặt chẽ ngay cả với con cháu mình. Ai cũng nghĩ nghệ sĩ Thanh Nga là ngôi sao rực rỡ lúc bấy giờ, lại là con ruột của chủ gánh thì tha hồ mà yêu sách, nhưng chỉ cần Thanh Nga đi tập tuồng trễ 10 phút là mẹ đã cắt vai, khiến chị sợ xanh mặt. Một lần khác, chị Thanh Nga và anh Thanh Sang giận nhau, chị nhờ ông xã của mình qua nói với mẹ là “bị bệnh” không hát được. Mẹ tôi nhỏ nhẹ: “Thôi được rồi, mẹ sẽ trả vé lại khán giả, còn vợ chồng tụi bây phát lương cho anh em đi, vì nghỉ một đêm người ta bị mất lương, tội nghiệp”. Vợ chồng chị Thanh Nga hết hồn, vì phát lương cho cả trăm người, đâu phải chuyện đùa. Thế là chị Thanh Nga lò dò vô hát. Với con cái mà mẹ tôi còn như vậy, nên người khác sợ mẹ không có gì là lạ. Mẹ tôi thường nói: “Nghệ thuật mà có tình cảm chen vào là thất bại, đứa nào có tài năng thì lên, không thì thôi, chứ đâu phải tôi lập đoàn để lăng xê con cái”. Ngay cả Hữu Châu là cháu nội, mẹ tôi cũng bắt đi học, mướn vú nuôi tại Sài Gòn chứ không cho lang thang theo đoàn. Khoảng năm 1972-1975, đoàn tạm nghỉ vì cơn sóng phim chưởng, mẹ tôi vẫn kiên quyết bán từng món đồ trong nhà cho Hữu Châu cắp sách đến trường.

Ngày chị Thanh Nga mất, rất nhiều người Sài Gòn đưa tang và khóc. Vậy mà mẹ tôi không để rơi một giọt nước mắt nào trước mặt mọi người. Mẹ bình tĩnh sắp xếp đám tang đâu vào đó. Và xong đám, mẹ lãnh đạo anh em lao vào tập tuồng ngay vì đoàn không thể đóng cửa sẽ ảnh hưởng đến đời sống anh em và phụ lòng tin yêu của khán giả. Tập đúng tuồng “Thái hậu Dương Vân Nga” mà chị Thanh Nga đã thủ diễn, (lúc này chị Kim Hương thay vai), trái tim người mẹ như tan nát. Nhưng không ai thấy mẹ khóc, chỉ vài tháng sau mái tóc mẹ từ màu đen bỗng chuyển sang bạc trắng. Lúc đó, anh em chúng tôi đã phải giăng mùng ngủ quanh giường mẹ, không dám cho mẹ ngủ một mình. Có lẽ tôi học được bản lĩnh của mẹ nên sau này gặp khó khăn gì, tôi cũng cố vượt qua… Nếu không có mẹ, làm gì có danh hài Bảo Quốc của ngày hôm nay…


NS Thành Lc và m  – NS Hunh Mai

2. Nói về má của mình, NSƯT Thành Lộc rưng rưng nước mắt, anh kể: “Khán giả yêu nghệ thuật hát bội chắn hẳn sẽ biết đến tên tuổi của má tôi, bởi bà là nghệ sĩ Huỳnh Mai nổi tiếng trên sân khấu hát bội Sài Gòn. Sau giải phóng, gia đình tôi gặp nhiều khó khăn về kinh tế nên má tôi quyết định nghỉ hát để bươn chải để nuôi sống cả nhà. Đối với tôi, đó là một sự hy sinh rất lớn lao. Tất cả mọi thành viên trong gia đình tôi đều dặn lòng phải cố gắng thành đạt trong sự nghiệp để đền đáp lại sự hy sinh đó. Gia đình tôi trước kia đông người. Vì toàn nghệ sĩ nên giờ giấc sinh hoạt khá thất thường, nhưng tất cả đều tuân theo một quy tắc của má là giờ cơm chiều thì không ai được vắng mặt. Cả nhà ngồi quây quần bên nhau ăn cơm, từng người kể công việc trong ngày cho má nghe, không khí rất vui và đầm ấm. Là con út, tôi sống với má và cũng được má cưng chiều nhất. Mỗi khi tôi ra đường, má đều nhắc nhở: “Nhớ đội mũ bảo hiểm, phải nhìn kỹ đèn xanh đèn đỏ, đừng ăn thịt, trứng không an toàn… nghen con!”. Cứ sau mỗi đợt tập tuồng mới là tôi lại lăn ra bệnh, thế là má “đè” tôi ra cạo gió, nấu nước xông. Má luôn chăm sóc tôi như khi tôi còn nhỏ. Có lần tôi phải giả bộ mếu máo: “Má ơi, con hơn 50 tuổi rồi, con tự làm được mà” làm má phải phì cười. Điều đặc biệt là chưa bao giờ má tôi nhận xét về những vai diễn của tôi. Nghe dư luận khen lắm má mới đòi đi xem, nhưng về nhà phần lớn lại khen… những đồng nghiệp của tôi. Má tôi mất năm 2019, tròn 90 tuổi… Lúc đó, tôi như người mất hồn, không còn thiết tha điều gì nữa… Phải mất nhiều năm tôi mới lấy lại được tinh thần, thăng bằng trong cuộc sống. Mỗi ngày, tôi vẫn như nhìn thấy má trong căn nhà quen thuộc của mình. Ngày giỗ, tôi luôn tự tay làm những món ăn mà má thích để cúng má… Tôi vẫn luôn ấp ủ ước mơ sẽ đưa hình ảnh của má lên một vở kịch sân khấu!


Đo din Đc Thnh – Thanh Thúy và hai con

3. Người ta thường nói: “Trên bước đường thành công của người đàn ông thường có bóng dáng một người đàn bà”. Điều này thật sự rất đúng với NSƯT – đạo diễn Đức Thịnh. Anh chia sẻ: “Tôi thật sự biết ơn Thanh Thúy, bà xã mà tôi hết lòng yêu thương. Tính Thanh Thúy rất hiền lành, không hài lòng điều gì cô ấy thường im lặng và… khóc. Vì thế tôi rất sợ, không bao giờ làm điều gì cho cô ấy buồn cả. Ngày xưa, khi đi với Thanh Thúy ra đường, khán giả thường chỉ tôi nói: “Ông đó là chồng của diễn viên Thanh Thúy”, còn bây giờ tôi rất vui khi nghe người ta bảo “Thanh Thúy là vợ của Đức Thịnh”. Tự đáy lòng mình, tôi thầm cảm ơn trời Phật đã cho tôi có Thanh Thúy và hai con trai trong cuộc đời. Quan niệm về hạnh phúc của chúng tôi thật đơn giản: Vợ chồng phải hiểu, tôn trọng và tin tưởng nhau tuyệt đối. Chính quan niệm này đã giúp cho tình yêu của chúng tôi bền vững. Nhiều lần, tôi tham gia đóng phim, vào vai gã “họ Sở” hoặc những anh chàng có “máu… 35”. Thấy Thanh Thúy ở đó nên tôi cũng có chút ngại ngùng trong biểu diễn. Thanh Thúy hiểu ý nên nói: “Đã dê thì phải dê cho tới nha anh” làm đoàn làm phim ai cũng bật cười. Thanh Thúy là một người vợ, người mẹ đúng nghĩa của tôi và hai con trai. Tất cả mọi công việc trong nhà Thanh Thúy đều quán xuyến, không chịu thuê người giúp việc vì sợ người ta không làm đúng theo ý mình. Tôi phục tài nấu ăn của Thanh Thúy, cô ấy mà vào bếp thì món nào cũng… khỏi chê. Cũng vì quá “mê” những món của bà xã làm mà tôi ngày càng phát phì nè… Thanh Thúy có đôi mắt rất thẩm mỹ, tất cả những trang phục đời thường cũng như trên sân khấu của tôi đều do một tay Thanh Thúy lựa chọn may. Thanh Thúy cũng là một người phụ nữ rất quyết đoán trong công việc, nghề nghiệp và luôn có sự cầu tiến. Tôi hay thất vọng rất nhiều khi kỳ vọng vào một điều gì đó, chính Thanh Thúy là người đã giúp tôi vượt qua những giai đoạn khủng hoảng tâm lý.

Công Sơn

Bình luận (0)