Cần hành xử thế nào để vừa bảo vệ con, vừa tạo điều kiện để trẻ tiếp cận với lượng kiến thức bổ ích trên mạng?
Sự việc một số nữ sinh cấp 2 ở quận 9, TP.HCM bị một thanh niên 19 tuổi quen trên mạng dụ dỗ trộm cắp hàng trăm triệu đồng của gia đình, bạn bè rồi bỏ nhà theo sống cảnh vợ chồng suốt gần hai năm trời, mãi đến cuối tháng 2 vừa qua mới bị phát hiện, một lần nữa làm dấy lên nỗi lo thật về thế giới ảo.
Trước đó, những vụ lộ ảnh nóng, clip phòng the, khoe “hàng” kiếm tiền trên mạng… mà phần lớn nhân vật chính còn cắp sách đến trường cũng khiến nhiều phụ huynh lo lắng.
Trước đó, những vụ lộ ảnh nóng, clip phòng the, khoe “hàng” kiếm tiền trên mạng… mà phần lớn nhân vật chính còn cắp sách đến trường cũng khiến nhiều phụ huynh lo lắng.
Cần hành xử thế nào để vừa bảo vệ con, vừa tạo điều kiện để trẻ tiếp cận với lượng kiến thức bổ ích trên mạng?
Con lạc đường trên mạng
Cuối tháng 2 vừa rồi, trung tâm tư vấn tâm lý tiếp một khách hàng là tổng giám đốc một hệ thống siêu thị lớn ở TP.HCM. Bà có cô con gái đang học lớp 11. Cách đây ít lâu, nhân viên siêu thị tìm gặp riêng bà để cho xem mấy tấm hình đang lan truyền trên mạng có gương mặt rất giống con gái bà. Về nhà, gọi con ra hỏi thì con bà nhất mực khẳng định ai đó đã ghép hình bậy bạ. Tin con, và cũng tin mình đang giám sát con rất kỹ lưỡng nên bà cũng dần quên. Tai hoạ thực sự đổ xuống khi nhân viên trong siêu thị bàn tán về một clip chat sex bằng Paltalk mà nhân vật chính đang độc diễn những cảnh dung tục chính là con gái bà. Lần này thì cô con gái không thể chối cãi vì khung cảnh phòng ngủ có hình gia đình bà lồ lộ trong clip!
Trường hợp khác, một phụ huynh có con trai học lớp 8, cứ nghĩ con còn nhỏ, lại siêng học nên chị không quan tâm lắm tới việc con sử dụng máy tính vào mạng. Một tối nọ khi nhờ con gửi thư cho bạn ở nước ngoài, chị ngồi bên cạnh chờ con mở thư, luống cuống thế nào cu cậu bấm luôn vào một đường link vừa hiện ra. Chị hoảng hồn vì tràn ngập màn hình là hình ảnh những phụ nữ châu Âu loã thể bên những người đàn ông lực lưỡng. Sau đó, em chồng chị bày cách đặt mật khẩu cho máy, tuy nhiên, chị cho rằng cách này mất thời gian mà lại không thực sự an tâm.
Cấm cản không phải là giải pháp
Trong một hội thảo về bảo vệ con trên internet, tôi thử đặt câu hỏi “Làm thế nào nếu tình nghi con cái gặp nguy hiểm trên mạng như truy cập nội dung đen, chat sex, bị phát tán ảnh riêng tư?”, một số bà mẹ trả lời chắc như đinh đóng cột rằng con cái họ không dễ sa vào những tệ nạn đó. Với số ít phụ huynh khác, câu trả lời duy nhất là cấm, cắt internet, tịch thu điện thoại. Nhưng chính họ cũng thừa nhận, cấm không giải quyết được vấn đề vì internet hầu như có ở khắp mọi nơi và cước truy cập ngày càng rẻ. Đáng nói hơn, tất cả các phụ huynh đều không thể kể ra tên cơ quan chức năng nào để họ báo tin nếu con cái gặp nguy hiểm trên mạng!
Xã hội phát triển, giới trẻ dễ dàng tiếp cận những luồng văn hoá, cái mới từ bên ngoài, việc định hướng lối sống cho con cái là rất quan trọng. Còn khi đã xảy ra sự việc, cha mẹ cần bình tĩnh đối diện sự thật, đối thoại với con, lắng nghe những suy nghĩ của con rồi tuỳ vào thái độ của con mà quyết định hình thức xử phạt. Cha mẹ không nên đánh con. Hãy nhớ khi bị đánh, trẻ sẽ thấy bị xúc phạm, cho rằng giá trị bản thân bị hạ thấp, từ đó trong vô thức trẻ sẽ phản kháng cha mẹ. Điều đó đồng nghĩa cha mẹ tự đánh mất cơ hội lắng nghe, chia sẻ với trẻ.
Dạy con online thông minh
Để có thể kiểm soát việc lên mạng của trẻ, trước hết cha mẹ cần có kiến thức về lĩnh vực này. Có thể cùng con học vi tính. Đừng bao giờ bỏ mặc con làm gì thì làm trong thế giới ảo. Nhắc nhở trẻ không được tin vào lời người lạ qua mạng. Căn dặn trẻ không tự ý hẹn hò hay gặp gỡ người lạ qua mạng và phải báo cho người lớn biết nếu thấy bất an.
Tìm cách khuyến khích con chia sẻ về những nội dung trên mạng mà con đang quan tâm. Không cấm con lên mạng, nhưng yêu cầu con cam kết về thời điểm, thời gian lên mạng. Cũng cần trao đổi và chia sẻ cảm xúc cả khi con đưa lên mạng những clip, hình ảnh có tính nhân văn. Thường xuyên nói chuyện với con về mặt tác hại của internet, nhằm giáo dục ý thức tự bảo vệ cho trẻ. Cần làm trẻ hiểu rằng sự nghiêm khắc ấy là cần thiết cho sự an toàn của chúng. Thay vì đưa cho con một danh sách dài những điều nên và không nên làm khi truy cập internet, hãy dạy chúng cách online thông minh.
Trường hợp khác, một phụ huynh có con trai học lớp 8, cứ nghĩ con còn nhỏ, lại siêng học nên chị không quan tâm lắm tới việc con sử dụng máy tính vào mạng. Một tối nọ khi nhờ con gửi thư cho bạn ở nước ngoài, chị ngồi bên cạnh chờ con mở thư, luống cuống thế nào cu cậu bấm luôn vào một đường link vừa hiện ra. Chị hoảng hồn vì tràn ngập màn hình là hình ảnh những phụ nữ châu Âu loã thể bên những người đàn ông lực lưỡng. Sau đó, em chồng chị bày cách đặt mật khẩu cho máy, tuy nhiên, chị cho rằng cách này mất thời gian mà lại không thực sự an tâm.
Cấm cản không phải là giải pháp
Trong một hội thảo về bảo vệ con trên internet, tôi thử đặt câu hỏi “Làm thế nào nếu tình nghi con cái gặp nguy hiểm trên mạng như truy cập nội dung đen, chat sex, bị phát tán ảnh riêng tư?”, một số bà mẹ trả lời chắc như đinh đóng cột rằng con cái họ không dễ sa vào những tệ nạn đó. Với số ít phụ huynh khác, câu trả lời duy nhất là cấm, cắt internet, tịch thu điện thoại. Nhưng chính họ cũng thừa nhận, cấm không giải quyết được vấn đề vì internet hầu như có ở khắp mọi nơi và cước truy cập ngày càng rẻ. Đáng nói hơn, tất cả các phụ huynh đều không thể kể ra tên cơ quan chức năng nào để họ báo tin nếu con cái gặp nguy hiểm trên mạng!
Xã hội phát triển, giới trẻ dễ dàng tiếp cận những luồng văn hoá, cái mới từ bên ngoài, việc định hướng lối sống cho con cái là rất quan trọng. Còn khi đã xảy ra sự việc, cha mẹ cần bình tĩnh đối diện sự thật, đối thoại với con, lắng nghe những suy nghĩ của con rồi tuỳ vào thái độ của con mà quyết định hình thức xử phạt. Cha mẹ không nên đánh con. Hãy nhớ khi bị đánh, trẻ sẽ thấy bị xúc phạm, cho rằng giá trị bản thân bị hạ thấp, từ đó trong vô thức trẻ sẽ phản kháng cha mẹ. Điều đó đồng nghĩa cha mẹ tự đánh mất cơ hội lắng nghe, chia sẻ với trẻ.
Dạy con online thông minh
Để có thể kiểm soát việc lên mạng của trẻ, trước hết cha mẹ cần có kiến thức về lĩnh vực này. Có thể cùng con học vi tính. Đừng bao giờ bỏ mặc con làm gì thì làm trong thế giới ảo. Nhắc nhở trẻ không được tin vào lời người lạ qua mạng. Căn dặn trẻ không tự ý hẹn hò hay gặp gỡ người lạ qua mạng và phải báo cho người lớn biết nếu thấy bất an.
Tìm cách khuyến khích con chia sẻ về những nội dung trên mạng mà con đang quan tâm. Không cấm con lên mạng, nhưng yêu cầu con cam kết về thời điểm, thời gian lên mạng. Cũng cần trao đổi và chia sẻ cảm xúc cả khi con đưa lên mạng những clip, hình ảnh có tính nhân văn. Thường xuyên nói chuyện với con về mặt tác hại của internet, nhằm giáo dục ý thức tự bảo vệ cho trẻ. Cần làm trẻ hiểu rằng sự nghiêm khắc ấy là cần thiết cho sự an toàn của chúng. Thay vì đưa cho con một danh sách dài những điều nên và không nên làm khi truy cập internet, hãy dạy chúng cách online thông minh.
Phải biết làm chủ bản thân
Lê Thị Thảo Sương (lớp 12A3 THPT Bình Phú, TP.HCM) Chỉ khi nào em online quá khuya thì ba mẹ khuyên em đi ngủ để giữ sức khoẻ. Hàng loạt những việc không hay xảy ra trên internet gần đây, theo em là do các bạn muốn khám phá thế giới mạng, khám phá giới tính nhưng vô tình để rơi vào cạm bẫy của người xấu. Nếu bản thân biết làm chủ thì có thể hạn chế được những chuyện không hay. Lâu lâu ba mẹ kiểm tra đột xuất Đỗ Phạm Nguyệt Thanh (lớp 11A3 trường phổ thông Năng khiếu, TP.HCM) Thường thì em sử dụng internet ở nhà, chủ yếu là lên Yahoo, Facebook đọc note của các bạn, lâu lâu có yêu cầu làm thuyết trình hay làm bài thu hoạch thì em lên Google tìm tư liệu. Ba mẹ em chỉ nhắc nhở không được nói chuyện với những người lạ khi họ add nick. Lâu lâu thì ba mẹ cũng kiểm tra đột xuất. Em nghĩ về công nghệ thông tin thì giới trẻ hiện nay giỏi hơn các bậc phụ huynh, nên chủ yếu bọn em phải tự suy xét về những rủi ro, cạm bẫy trên mạng. Cha mẹ thỉnh thoảng vẫn giám sát khi em lên mạng Dương Kiều Phương (lớp 9A4 trường THCS Dương Thị Cẩm Vân, Cà Mau) Em thường sử dụng internet ở ngoài tiệm net để nghe nhạc, xem phim hoạt hình, vào website của trường. Ngoài ra, em còn xem tài liệu học tập. Cha mẹ không cấm em lên mạng nhưng nếu em muốn lên thì phải xin phép trước. Cha mẹ thường nhắc nhở khi lên mạng không nên vào xem những trang web xấu, không chơi game. Cha mẹ thỉnh thoảng vẫn giám sát xem em thường lên những trang nào. Hàng loạt những việc không hay xảy ra trên internet gần đây, theo em một phần cũng do cha mẹ chưa quản lý chặt chẽ con cái nên mới có việc trẻ tự ý làm những điều mình muốn mà không biết đúng sai. Ý Nhi (ghi)
|
TS Nguyễn Thanh Lâm
(Hội Khoa học tâm lý – giáo dục Việt Nam)
Theo SGTT
Bình luận (0)