Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Nạn “chôm” kịch bản diễn không xin phép

Tạp Chí Giáo Dục

Nn “chôm”, “xài chùa” không xin phép tác gi vn không hiếm trên sàn din âm nhc. Nay tình trng này đã tràn sang sân khu ci lương. Điu này cho thy, nhiu tác gi sân khu còn chưa đăng ký bn quyn nên khi tác phm b “xài chùa”, ch s hu cũng không đ cơ s pháp lý đ đưa ngưi vi phm ra pháp lut x lý…


Kch bn “Thn N dâng Ngũ Linh K” hin ti đã đưc đăng ký bn quyn

1. Chuyện “xài chùa” ở lĩnh vực âm nhạc xảy ra như cơm bữa. Đến cả ca sĩ nổi tiếng cũng “hồn nhiên” hát trên sân khấu, thậm chí thu CD, quay MV mà chẳng một lời xin phép tác giả. Đến khi bị phát hiện thì nói lời xin lỗi, thu hồi CD, gỡ MV khỏi các trang mạng… là xong, thậm chí có người cứ “im thin thít và lặn mất tăm”, rồi thì sự việc để lâu cũng “hóa bùn”.

Các cuộc thi ca nhạc trên truyền hình, từ “Giọng hát Việt” đến “Thần tượng âm nhạc”… gần như mùa nào cũng đều xảy ra tình trạng này. Hiện tại thì vấn nạn này đã tràn sang sân khấu cải lương. Nghệ sĩ Bình Tinh cho biết chị rất bức xúc trước tình trạng nhiều đồng nghiệp, nhóm nghệ sĩ… thản nhiên “chôm” kịch bản của mẹ mình là cố soạn giả Bạch Mai diễn mà không hề xin phép cũng như không trả tác quyền… Đây không phải là lần đầu tiên Bình Tinh bức xúc lên tiếng mà trước đó, nữ diễn viên này cũng đã lên trang cá nhân phản ánh tình trạng này: “Mỗi người đều có một cái nghề, một công việc trong cuộc sống để mưu sinh. Dù mẹ tôi đã mất nhưng những lời mẹ dạy, sống bằng tâm thiện, đạo đức đi đầu tôi luôn ghi nhớ nên hễ những chương trình mang tính chất từ thiện, cho chùa, gây quỹ thì tôi luôn ủng hộ kịch bản của mẹ bằng tất cả tấm lòng không cần suy nghĩ. Đằng này có một số nghệ sĩ lạm dụng lấy kịch bản của mẹ tôi đi hát show, hát tiệc, tổ chức show riêng cho mình… Nói chung thích thì lấy mà không cần thông qua tác giả. Không biết thì thôi. Biết thì bắt đầu mới nói xin lỗi là show nhỏ, hát không bán vé, vì đam mê, yêu nghề tự bỏ tiền ra làm… Các anh chị đã có tiền tự bỏ ra làm để tạo niềm vui, thỏa mãn niềm đam mê của các anh chị thì phải nghĩ đến công sức của người soạn giả chứ. Đây là những người cố tình “chôm” kịch bản của mẹ tôi diễn. Bản thân tôi cũng vì tình đồng nghiệp nên không muốn làm lớn chuyện, không muốn để mọi chuyện đi xa hơn đến “tức nước vỡ bờ”…”.


Kch bn “X án Phi Giao” ca son gi Bch Mai thưng xuyên b “chôm” khiến ngh sĩ Bình Tinh rt bc xúc

Bình Tinh chia sẻ: “Thật ra chuyện lấy kịch bản của các soạn giả hát mà không xin phép không phải là chuyện mới xảy ra mà nó đã tồn tại rất lâu. Không chỉ lấy kịch bản hát mà họ còn sửa chữa, làm sai kịch bản. Tuy nhiên, có rất nhiều cô chú soạn giả không muốn lên tiếng. Tôi nói ra đây để một lần nữa đánh động lòng tự trọng của những người làm nghề chân chính, phải biết quý trọng công sức của người soạn giả. Tôi mong sau lần này, các anh chị cô chú, bạn đồng nghiệp cũng như các nhóm nghệ sĩ hãy rút kinh nghiệm khi sử dụng kịch bản của mẹ tôi cũng như của các soạn giả khác…”.

Soạn giả Bạch Mai là một tên tuổi lớn của cải lương Việt Nam, đặc biệt là lĩnh vực cải lương tuồng cổ. Không chỉ là một nghệ sĩ tài danh, bà còn là một soạn giả với rất nhiều kịch bản cải lương tuồng cổ để đời như: Xử án Phi Giao, Loạn chiến Phụng Hoàng Cung, Về đất Kinh Châu, Nàng út trong ống tre, Ngọc Kỳ Lân, Sở Vân cứu chúa, Hoàng hậu không đầu…

2. Cố NSND Thanh Tòng và NSƯT Hoa Hạ từng từ chối thẳng thừng trước những ai ngỏ ý xin lấy các tác phẩm của họ để đi thi gameshow. Họ lo ngại sự cẩu thả, tùy tiện khiến đứa con tinh thần của mình bị biến dạng.

Trước đó, tại chương trình “Cười xuyên Việt 2017”, diễn viên M.D. cũng từng “mượn” kịch bản Lô tô để dàn dựng tiết mục Lô tô cùng bolero mà cũng không hề có nửa lời xin phép chủ sở hữu tác phẩm. Theo nhà sản xuất phim Lô tô, ông Trịnh Mạnh Tín, việc kịch bản phim Lô tô bị vay mượn, dàn dựng, biến tấu thành phiên bản cải lương để biểu diễn trên sân khấu truyền hình mà không xin phép chủ sở hữu tác phẩm là hành động vi phạm bản quyền rất đáng lên án.

Sau đó, tại gameshow Sao nối ngôi với chủ đề “Hoán đổi”, diễn viên G.B. đem đến cho khán giả phần trình diễn Mình ơi, Lý son sắt gây cảm động, chạm đến trái tim người xem nhờ câu chuyện về tình cảm vợ chồng. Tuy nhiên, ngay sau đó, nhiều người tá hỏa và cảm thấy thất vọng bởi tiết mục của G.B. giống y hệt trích đoạn trong vở diễn Tía ơi, má dìa do NSƯT Thành Lộc thực hiện. NSƯT Thành Lộc và tác giả Nguyễn Thị Minh Ngọc – những người đã đem lại thành công cho Tía ơi, má dìa đã không giấu nổi sự thất vọng khi bình luận “chôm chỉa nguyên xi lời thoại và cả phần âm nhạc để thi gameshow” và vở diễn bị sử dụng 100% mà không hề xin phép.


Kch bn phim “Lô tô” cũng thưng xuyên b các ngh sĩ tham gia gameshow “xào nu” không xin phép

Tiểu phẩm Nợ sữa của đạo diễn V.T. được đánh giá cao trong chương trình “Kịch cùng bolero”. Tuy nhiên, tác giả Xuyên Lâm cho rằng V.T. đã lấy kịch bản mà anh dày công chuyển thể từ tác phẩm Hiu hiu gió bấc của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư để dự thi mà không xin phép. Đặc biệt, cái tên Nợ sữa ý nghĩa cũng do anh vắt óc suy nghĩ nên không thể có chuyện V.T. đã xin phép Nguyễn Ngọc Tư thì có quyền hồn nhiên mượn cái tên Nợ sữa của anh vì quá thích mà không nói một lời.

3. Có thể nói, tình trạng “ăn cắp” tác phẩm trong đời sống văn hóa nghệ thuật đã và đang diễn ra tràn lan khiến nhiều người vừa bức xúc vừa lo lắng. Lo lắng là bởi, từ nạn “ăn cắp” tác phẩm cho thấy một số nghệ sĩ đang thiếu tính sáng tạo, có sự ỷ lại và coi thường pháp luật cũng như khán giả.

Tuy nhiên, để xảy ra tình trạng trên, NSND Trần Ngọc Giàu – Chủ tịch Hội Sân khấu TP.HCM – cho rằng các tác giả chưa quyết liệt trong việc bảo vệ “đứa con tinh thần” của mình. Thường thì khi phát hiện tác phẩm bị “đạo” hoặc “chôm” trắng trợn, các tác giả thường bỏ qua hoặc “giơ cao đánh khẽ” cho người sai phạm, sau đó mọi việc rơi vào quên lãng. Ngoài ra, nhiều tác giả sân khấu còn chưa đăng ký bản quyền nên khi tác phẩm bị “chôm”, chủ sở hữu cũng không đủ cơ sở pháp lý để đưa người vi phạm ra pháp luật xử lý. Thế nên, giới làm nghề cần quan tâm hơn vấn đề pháp lý cho đứa con tinh thần của mình, còn người vay mượn hoặc sử dụng toàn bộ tác phẩm của người khác phải có ý thức, tôn trọng chủ sở hữu tác phẩm và các quy định của pháp luật.

Anh Khôi

Bình luận (0)