Hội nhậpThế giới 24h

Nạn đói và đàm phán

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Tình hình Bán đảo Triều Tiên đang căng như dây đàn bỗng dưng xuất hiện cơ hội dịu lại. Ấy là khi Triều Tiên vừa triển khai tiếp xúc với các nước Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc qua các chuyến thăm cả công khai lẫn các cuộc tiếp xúc kín.

Đáng chú ý nhất là chuyến thăm của Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Triều Tiên, Phó Nguyên soái Choe Ryong-hae tới Trung Quốc.
Ngay tại Bắc Kinh, nhân vật được coi là có thực quyền, từng 49 lần tháp tùng Nhà lãnh đạo tối cao Triều Tiên Kim Jong-un tham gia các hoạt động từ đầu năm đến nay, nói rằng Bình Nhưỡng sẵn sàng hợp tác với các bên liên quan nhằm giải quyết các vấn đề một cách thỏa đáng thông qua đàm phán và tham vấn nhằm đảm bảo hòa bình và ổn định tArên Bán đảo Triều Tiên.
Ẩn sau sự dịu giọng bất ngờ này của Bình Nhưỡng là gì? Theo một số nhà phân tích, có vẻ như nhà lãnh đạo Kim Jong-un nhận thức rõ rằng sự leo thang của cuộc đối đầu trên Bán đảo Triều Tiên tác động tiêu cực đến diện mạo chính trị của chính ông và đẩy Triều Tiên tới sự sụp đổ kinh tế.
Tình trạng thiếu thốn lương thực có thể đã ảnh hưởng tới việc Triều Tiên quyết định phái đặc sứ Choe đến Trung Quốc với mục đích cải thiện mối quan hệ với đồng minh quan trọng nhất này vốn đã bị sứt mẻ sau vụ Triều Tiên thử hạt nhân hồi tháng Hai năm nay.
Truyền thông Hàn Quốc cho biết, nạn đói ở Triều Tiên đang trở nên nghiêm trọng hơn và Bình Nhưỡng đã phải thỉnh cầu Mông Cổ viện trợ lương thực.
Việc đóng cửa khu công nghiệp chung với Hàn Quốc cũng là làm mất đi nguồn ngoại tệ quý giá cho Bình Nhưỡng. Theo ông Vương Đông, Giáo sư môn quan hệ quốc tế của Đại học Bắc Kinh, nạn đói này là một yếu tố rất quan trọng khiến Triều Tiên phải quay trở lại với tiến trình ngoại giao.
Tuy vậy, truyền thông Hàn Quốc tỏ thái độ ngờ vực về việc Triều Tiên chấp nhận đối thoại. Tờ Chosun Ilbo nhận định rằng “có vẻ như Triều Tiên đang quan tâm đến việc làm Trung Quốc nguôi giận chứ chưa chắc họ nghiêm túc về việc trở lại bàn đàm phán về phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên”. Rõ ràng, việc thay đổi thái độ của Triều Tiên dù được quốc tế coi là một dấu hiệu tiến bộ nhưng chưa nói lên điều gì.

 Theo TPO

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)