Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Nan giải việc xử lý vi phạm bản quyền sách nói

Tạp Chí Giáo Dục

Sách nói (audiobook) là xu thế ca ngành xut bn hin nay. Tuy nhiên, k xu đã li dng nn tng công ngh đ sao chép, xâm phm bn quyn sách nói gây nh hưng rt ln đến các đơn v làm sách.


Đc gi tìm hiu sách nói ti bui ra mt tác phm sách nói “Muôn kiếp nhân sinh” ca Công ty sách First News

D sao chép

Chỉ cần tìm từ khóa “sách nói” sẽ cho hàng trăm ngàn kết quả. Những quyển sách nổi tiếng như “Muôn kiếp nhân sinh”, “Hành trình về phương Đông”, “Nhà giả kim”… có một loạt các kênh làm sách nói có bản quyền lẫn không bản quyền. Việc sao chép sách nói khá dễ, chỉ cần mua một chiếc USB nhỏ gọn có thể sở hữu một kho tàng kiến thức đồ sộ sau đó ghi âm và sản xuất thành audio books, chép vào 1 chiếc USB và phát hành công khai, bán tràn lan trên mạng internet.

Đa số những quyển sách được ghi âm là những quyển sách bán chạy nhất của những đơn vị làm sách lớn như Nhà xuất bản (NXB) Trẻ, Nhi Đồng, Alpha Books, Công ty sách First News… Điểm chung của các kênh, website vi phạm có địa chỉ danh tính không rõ ràng. Khi hỏi mua USB sách nói người bán lấy lý do đang sửa cửa hàng, chỉ nhận bán online, sau đó giao hàng cho khách thông qua các công ty vận chuyển.

Ông Nguyễn Văn Phước (Giám đốc Công ty sách First News) cho biết, đơn vị có hàng trăm đầu sách ăn khách nhưng đều bị làm lậu cả sách điện tử và sách nói trên nhiều trang web lẫn mạng xã hội. “Thời gian qua chúng tôi đã làm hồ sơ tố cáo những cá nhân, đơn vị làm lậu nhưng chưa đạt được hiệu quả. Chúng tôi mong rằng, pháp luật cần có quy định xử lý nghiêm khắc đối tượng vi phạm để bảo vệ bản quyền cho các nhà làm sách”, ông Phước chia sẻ.

Alpha Books là đơn vị tiên phong trong việc phát hành sách nói bán trên mạng với chỉ vài ngàn đồng một lượt nghe. Tuy nhiên hoạt động được một thời gian ngắn đơn vị này đã tuyên bố hoạt động sách nói không thành công. Nguyên nhân là do lượt truy cập và doanh số quá thấp cộng với tình hình sách lậu trên không gian mạng hiện nay, rất khó để đầu tư nhiều hơn cho sách nói.

Còn NXB Trẻ, đơn vị này chưa có bất cứ giao dịch nào hay bán bản quyền sách nào cho bên thứ ba, do đó tất cả những sản phẩm của NXB phát hành lại dưới dạng sách nói đang tràn lan trên mạng đều là “sách lậu”. Đại diện NXB Trẻ cho rằng, các biện pháp xử lý triệt để không hề dễ dàng bởi kể cả có bị xóa kênh, xóa trang thì những người vi phạm rất dễ dàng lập ra kênh mới, rất khó xác định ai là chủ sở hữu những trang mạng, website này.


Xâm phm bn quyn thưng xy ra vi nhng đu sách ni tiếng

Kênh sách nói mạnh ở Việt Nam có thể kể đến ứng dụng điện thoại Voiz FM. Đơn vị này hiện đang đi đầu trong việc bảo vệ bản quyền cho các tác giả và NXB thông qua việc báo cáo vi phạm. Từ tháng 7-2020 đến nay, đơn vị này đã hỗ trợ gỡ bỏ hơn 30.000 nội dung vi phạm trên các nền tảng phổ biến.  “Chúng tôi hy vọng rằng trong vòng vài năm tới, chúng tôi không còn đơn thương độc mã trong phong trào này nữa mà chính người dùng sẽ hình thành thói quen nghe sách có bản quyền” – đại diện Voiz FM chia sẻ.

Quy đnh chưa rõ ràng

Theo luật sư Nguyễn Thị Thu Hà (Công ty Luật Tầm nhìn và Liên danh), Việt Nam là quốc gia có lượng người dùng internet cao thứ 12 trên toàn thế giới. Mỗi ngày, hàng triệu giao dịch số đã được thực hiện giữa hàng triệu chủ thể, xuyên biên giới, trên mọi loại nền tảng, với nội dung hết sức đa dạng. Trong số đó có không ít các giao dịch liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới việc sử dụng các đối tượng của quyền tác giả, quyền liên quan, đặc biệt là các giao dịch trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, giải trí.

Đi din Văn phòng Lut sư Phan Law cho rng, trên thc tế không phi không có cách x lý hành vi vi phm ca các đơn v cung cp dch v mng xã hi. Đ làm đưc điu này, pháp lut cn có quy đnh c th trách nhim ca các đơn v cung cp dch v trung gian, đc bit là mng xã hi đi vi các hành vi vi phm quyn tác gi, quyn liên quan.

Luật sư Hà cho biết, trong môi trường số luôn tồn tại ít nhất ba chủ thể: Chủ thể đưa thông tin lên nền tảng số, chủ thể sử dụng thông tin và chủ thể cung cấp dịch vụ trung gian. “Pháp luật Việt Nam hiện nay đang quy định về trách nhiệm pháp lý của chủ thể cung cấp dịch vụ trung gian liên quan tới các vi phạm về quyền tác giả và quyền liên quan còn khá chung chung, đôi khi chồng chéo. Điều này khiến cho các quy định gần như không có tính thực thi, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam cho tới nay hầu như không áp dụng học thuyết “trách nhiệm gián tiếp” và việc quy trách nhiệm liên đới theo quy định của Bộ luật Dân sự chỉ được áp dụng trong những trường hợp hết sức hy hữu. Chính vì vậy, chủ thể cung cấp dịch vụ trung gian gần như đứng ngoài, vô can đối với các vi phạm pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan xảy ra trên nền tảng số do họ cung cấp”, luật sư Hà cho biết. 

Đại diện Văn phòng Luật sư Phan Law cho rằng, trên thực tế không phải không có cách xử lý hành vi vi phạm của các đơn vị cung cấp dịch vụ mạng xã hội. Để làm được điều này, pháp luật cần có quy định cụ thể trách nhiệm của các đơn vị cung cấp dịch vụ trung gian, đặc biệt là mạng xã hội đối với các hành vi vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan. Trong trường hợp các đơn vị này thực hiện trực tiếp các hành vi vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan thì vẫn thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành khác. Cần có quy định rõ về việc quản lý, xác minh danh tính của “người dùng đăng ký tài khoản” trên mạng xã hội, cần có cơ chế kiểm chứng xác minh người dùng mạng xã hội như: Cung cấp và kiểm chứng căn cước công dân, số điện thoại của “người dùng đăng ký tài khoản”, cơ chế lưu trữ thông tin “người dùng đăng ký tài khoản” và cơ chế cung cấp thông tin “người dùng đăng ký tài khoản” khi có yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Kiu Khánh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)