Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Nạn nhân mới của chiêu lừa cũ

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Chiêu la qua internet, mng xã hi, đin thoi tưng đã quá “lc hu”, nhưng thc tế vn có ngưi sp by chiêu la cũ vi s tin ln do mt cnh giác. Đến khi vic đã ri, h ch còn cách cu cu cơ quan chc năng.

Khi mua sm thanh toán trc tuyến nên hn chế dùng máy tính, wifi công cng truy cp vào h thng ngân hàng đin t đ tránh b tin tc đánh cp thông tin

Mt tin vì c tin

Câu chuyện của NSND Hoàng Dũng mới bị lừa mất 50 triệu đồng trong chỉ 30 phút là một ví dụ. Theo lời nghệ sĩ Hoàng Dũng thuật lại, vụ việc xảy ra vào lúc 15 giờ chiều 12-4-2018. Vào thời gian này, nghệ sĩ Hoàng Dũng bất ngờ nhận được hai cuộc gọi qua facetime từ một người bạn đang sống ở Đức. Tuy cả hai lần đều nhận cuộc gọi nhưng chỉ sau vài giây thì người ở đầu dây bên kia tắt máy. Lát sau tài khoản của người này gửi tin nhắn với nội dung muốn vay ông Dũng 20 triệu đồng để chuyển cho một tài khoản khác do mua hàng bị thiếu tiền mặt. Do cách người này giao tiếp bằng danh xưng thân thiết như thường lệ nên ông Dũng không mảy may nghi ngờ gì, lập tức chuyển khoản 20 triệu đồng vào số tài khoản được cung cấp. Sau đó, người bạn này lại nhờ ông Dũng chuyển khoản 30 triệu đồng cho một tài khoản khác nữa. Thấy “ngon ăn”, tài khoản của người bạn lại nhắn tin muốn mượn thêm vài trăm triệu đồng. Linh tính mách bảo có điều gì đó không ổn, vì người bạn bên Đức vốn là ông chủ của một chuỗi nhà hàng, nên ông Dũng đã nhờ người liên lạc qua bên Đức thì mới biết mình đã bị lừa.

Bị lừa mất số tiền lớn từ chiêu trò nhờ nhận tiền giùm từ nước ngoài, vào ngày 12-4 bà T.T.H. 45 tuổi (ngụ Hóc Môn) đã vội đến trình báo cơ quan công an để cầu cứu. Được biết, bà H. có kết bạn facebook với một người phụ nữ tên Hoài Thương (chưa rõ lai lịch) ở Vương quốc Anh. Vào ngày 5-4, bà Thương nhắn cho bà H. là mình bị ung thư, muốn chuyển 2 triệu USD về Việt Nam và nhờ bà H. nhận giúp để chuyển đến các mái ấm giúp đỡ trẻ em khuyết tật. Tin lời, bà H. đồng ý giúp. Lấy lý do “thủ tục nhận tiền từ nước ngoài về phải tốn 160 triệu đồng chi phí”, nên bà Thương nhờ bà H. ứng trước số tiền này cho số tài khoản do bà Thương cung cấp. Tuy nhiên, sau khi đã chuyển tiền 160 triệu qua chi nhánh Ngân hàng Sacombank Hóc Môn vào tài khoản mang tên Đào Thị Nghĩa, đối tượng này lại yêu cầu bà H. phải trả thêm 12.000 USD mới được nhận 2 triệu USD bà Thương gửi. Đến lúc này bà H. mới sực tỉnh và đến Công an huyện Hóc Môn để nộp đơn tố cáo.

Cách nào phòng nga?

Theo khuyến cáo của các chuyên gia an ninh mạng, tình trạng đánh cắp tài khoản mạng xã hội như facebook, zalo để chiếm đoạt tiền diễn ra rất phổ biến. Tuy nhiên, vẫn có nhiều nạn nhân mới do mất cảnh giác. Tiến sĩ Dương Trọng Khang, Trưởng khoa An ninh mạng (Trường Cao đẳng An ninh mạng Ispace) lưu ý, chiêu thức chiếm đoạt tiền qua mạng xã hội là một trong những thủ đoạn lừa đảo trên mạng xã hội phổ biến trong những năm gần đây. Nạn nhân của chiêu lừa này đa phần là những người còn hạn chế kiến thức về việc sử dụng các dịch vụ trên internet cũng như kiến thức về an toàn thông tin. Điều đáng lo là khi tin tặc đã có được thông tin để truy cập vào tài khoản ngân hàng của nạn nhân, các đối tượng sẽ không chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản cá nhân của mình, mà lập tức sẽ sử dụng chiêu thức rửa tiền bằng cách chuyển tiền ra ngoài để mua thẻ cào điện thoại (chỉ nhận code thẻ cào và sau đó quy đổi ra tiền). Thủ đoạn đó ngày nay sẽ tinh vi hơn và rất khó để phát hiện nhất là khi tiền ảo bitcoin đang lên ngôi. Và khi đối tượng dùng tiền đã chiếm đoạt để mua tiền ảo thì cơ quan an ninh hoàn toàn “mất dấu”. Theo khuyến cáo của ông Nguyễn Hoàng Minh (Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước, chi nhánh TP.HCM), vấn đề lớn nhất và quan trọng hàng đầu cần lưu ý khi sử dụng các dịch vụ của ngân hàng điện tử, hoặc là sử dụng thẻ ATM là phải bảo mật thông tin của chính cá nhân mình. Việc này đã được cơ quan công an cảnh báo rất nhiều, xem đây là nguyên nhân chính mà các đối tượng có thể lợi dụng để lấy tiền trong tài khoản của các tổ chức và cá nhân đang có gửi tiền tại các ngân hàng.

Theo Đi tá Lê Phưc Trưng (Trưng phòng Cnh sát điu tra ti phm v kinh tế (PC46), Công an TP.HCM), đ đu tranh vi ti phm la đo qua mng, bên cnh gii pháp công ngh, ngưi dân cn ch đng phát hin và báo ngay lp tc cho cơ quan công an. Vì thc tế đã có mt s v do ngưi b hi thông báo nhanh chóng, nên công an đã phi hp vi ngân hàng phong ta tài khon kp thi, bt đưc đi tưng gây án và thu hi li đưc tin đã b chiếm đot.

Bàn về vấn đề này, Đại tá Nguyễn Sỹ Quang (Trưởng phòng Tham mưu, Công an TP.HCM) dự báo, tình trạng lừa đảo chiếm đoạt tiền qua internet, mạng xã hội có khả năng sẽ còn tinh vi hơn. Với mức độ ngày càng phức tạp, công an thành phố sắp tới sẽ có bộ phận chuyên trách xử lý các loại tội phạm sử dụng công nghệ cao. Đại tá Quang cũng khuyến cáo người dân cần chủ động đề cao cảnh giác với các thông tin trao đổi qua mạng xã hội có liên quan đến chuyển tiền, nạp thẻ cào qua mạng hoặc các cuộc điện thoại thông báo đòi tiền không hợp lý. Tuyệt đối không cho mượn CMND, cung cấp số điện thoại cá nhân hoặc cung cấp thông tin về nhân thân cho bất kỳ cá nhân tổ chức nào khi chưa biết họ là ai, sử dụng vào mục đích gì. Trong trường hợp phát hiện những dấu hiệu khả nghi, người dân cần nhanh chóng báo ngay cho cơ quan công an để được hỗ trợ kịp thời.

Vũ Phương 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)