Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Nâng cao bản lĩnh văn hóa cho người trẻ trong kỷ nguyên mới

Tạp Chí Giáo Dục

Nâng cao bản lĩnh văn hóa cho người trẻ trong kỷ nguyên mới - Audio
00:00 / 00:00
An audio error has occurred, player will skip forward in 2 seconds.
  1. 1 Nâng cao bản lĩnh văn hóa cho người trẻ trong kỷ nguyên mới Audio

Trong bi cnh xã hi hin đi vi s phát trin mnh m ca công ngh và toàn cu hóa, vic nâng cao bn lĩnh văn hóa cho hc sinh, sinh viên (HSSV) tr thành mt vn đ cp thiết. Bn lĩnh văn hóa không ch giúp các em xây dng nhân cách vng vàng mà còn đóng vai trò quan trng trong vic gìn gi và phát huy nhng giá tr truyn thng, đng thi tiếp thu nhng tinh hoa văn hóa ca thế gii.

Học sinh trải nghiệm hoạt động ngoại khóa tại bảo tàng (ảnh minh họa). Ảnh: Y.Hoa

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, không ít HSSV hiện đang đối mặt với những hiện tượng thiếu bản lĩnh văn hóa, gây ảnh hưởng không nhỏ đến nhân cách và sự phát triển của thế hệ trẻ. Những hiện tượng này thể hiện rõ qua cách hành xử, nhận thức và thái độ đối với các giá trị văn hóa.

Một trong những biểu hiện đó là thái độ thiếu tôn trọng đối với các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Nhiều người trẻ hiện nay có xu hướng coi thường những giá trị văn hóa lâu đời như các lễ hội, phong tục tập quán, hay những nghi lễ quan trọng trong đời sống. Việc không tham gia hoặc tham gia một cách hời hợt vào các hoạt động văn hóa truyền thống cho thấy sự thiếu quan tâm, thiếu ý thức bảo tồn những giá trị di sản văn hóa. Chẳng hạn, trong hưởng thụ âm nhạc, nhiều người trẻ hào hứng với các loại hình âm nhạc nước ngoài nhưng không dung nạp hoặc tỏ ra “dị ứng” với âm nhạc truyền thống. Điều này cũng thể hiện trong việc một số HSSV không biết hoặc không quan tâm đến lịch sử, truyền thống của dân tộc, dẫn đến việc dễ dàng quên đi cội nguồn, mất đi ý thức tự hào dân tộc.

Bên cạnh đó, những hành vi ứng xử thiếu văn minh của người trẻ trong sinh hoạt hằng ngày trở nên khá phổ biến, như tỏ ra thiếu lễ độ, thiếu tôn trọng với thầy cô, bạn bè và những người xung quanh (cãi vã, gây gổ trong lớp học, trong trường hay ở những nơi công cộng, kể cả hành hung nhau). Nhiều người trẻ cũng ít khi chú trọng đến cách thức giao tiếp, lời nói và hành động của mình, dẫn đến việc hình thành những thói quen xấu trong ứng xử, ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ xã hội. Hay một số HSSV hiện chưa ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ di sản văn hóa, bảo vệ môi trường. Việc xả rác bừa bãi, xâm hại các công trình văn hóa, di tích lịch sử hoặc có hành động thiếu văn hóa trong các lễ hội, sự kiện cộng đồng là những hành vi thể hiện sự thiếu tôn trọng và thiếu bản lĩnh trong việc gìn giữ giá trị văn hóa chung của xã hội. Không chỉ vậy, một bộ phận HSSV còn bị cuốn vào những xu hướng văn hóa tiêu cực, thiếu lành mạnh. Các em dễ dàng bị ảnh hưởng bởi các trào lưu, thậm chí là những thói quen xấu xuất phát từ môi trường mạng, như việc chạy theo hình mẫu sống ảo, thái độ sống phóng túng, hay các hành vi lệch chuẩn như bạo lực, khiêu dâm…

Ngoài ra, một hiện tượng đáng lo ngại khác là lối sống thực dụng, thiếu lý tưởng và đạo đức trong một bộ phận HSSV. Một số người trẻ chỉ chú trọng đến việc đạt được thành công vật chất, bỏ qua những giá trị tinh thần, đạo đức trong cuộc sống. Các em có thể chấp nhận những phương pháp, hành động không trong sáng, thậm chí là gian lận để đạt được mục tiêu cá nhân mà không quan tâm đến hậu quả và ảnh hưởng của hành động mình làm đối với bản thân và xã hội. Đôi khi, vì để đạt được mục đích, một số người trẻ bất chấp các vấn đề về pháp luật, đạo đức, thậm chí sức khỏe, tính mạng của mình.

Những hiện tượng trên cho thấy một thực trạng đáng lo ngại trong giáo dục và phát triển nhân cách của HSSV hiện nay. Để khắc phục tình trạng này cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục, định hướng lối sống văn hóa cho các em. Đồng thời, mỗi HSSV cũng cần nhận thức rõ vai trò của bản thân trong việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc, từ đó góp phần xây dựng một xã hội phát triển bền vững và văn minh. Để nâng cao bản lĩnh văn hóa cho HSSV cần thực hiện một số giải pháp sau: Thứ nhất, tăng cường giáo dục về giá trị văn hóa truyền thống. Đây là giải pháp mang tính nền tảng giúp HSSV nhận thức được tầm quan trọng của những giá trị tinh thần trong việc xây dựng bản sắc dân tộc. Các chương trình học trong nhà trường nên bổ sung thêm kiến thức về lịch sử, phong tục, tập quán và những hình thức nghệ thuật truyền thống như âm nhạc, múa, văn học…, gắn với cuộc sống thực tế. Việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tham quan các di tích lịch sử, bảo tàng cũng sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về di sản văn hóa của dân tộc, từ đó phát huy tình yêu và tự hào dân tộc. Thứ hai, khuyến khích rèn luyện kỹ năng giao tiếp và ứng xử văn minh. Bản lĩnh văn hóa không chỉ thể hiện qua việc hiểu biết và tôn trọng các giá trị truyền thống mà còn qua cách ứng xử, giao tiếp với mọi người trong xã hội. Các trường học cần chú trọng phát triển kỹ năng giao tiếp, ứng xử văn minh cho HSSV. Điều này có thể được thực hiện thông qua các chương trình đào tạo kỹ năng sống, tọa đàm, đối thoại với chuyên gia trong nhiều lĩnh vực… Ngay cả việc chăm chút cho hoạt động thuyết trình trên lớp cũng góp phần rèn luyện kỹ năng giao tiếp lưu loát và có văn hóa. Thứ ba, đẩy mạnh sự giao lưu văn hóa. Trong thời đại toàn cầu hóa, sự giao thoa văn hóa giữa các quốc gia là điều không thể tránh khỏi. Và trong quá trình tiếp thu các giá trị văn hóa từ bên ngoài, giới trẻ cần phải chọn lọc, bảo vệ và phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc. Các hoạt động giao lưu văn hóa quốc tế, chương trình học bổng… sẽ tạo cơ hội để HSSV vừa tiếp thu những yếu tố văn hóa mới mẻ vừa giữ vững được bản sắc văn hóa riêng của mình. Thứ tư, sử dụng công nghệ thông tin để tiếp cận văn hóa. Đây là một công cụ mạnh mẽ giúp HSSV tiếp cận và học hỏi văn hóa từ khắp nơi trên thế giới. Các ứng dụng học tập trực tuyến, các nền tảng chia sẻ video, podcast hay những cuộc thi trực tuyến có thể là phương tiện hữu hiệu giúp nâng cao nhận thức và bản lĩnh văn hóa. Tuy nhiên, cần phải có sự định hướng phù hợp để các em sử dụng công nghệ một cách hiệu quả, tránh tình trạng tiếp cận thông tin sai lệch, phiến diện. Thứ năm, xây dựng môi trường học tập và sinh hoạt văn hóa phong phú. Một môi trường học tập và sinh hoạt phong phú, đa dạng sẽ giúp HSSV dễ dàng tiếp cận các hoạt động văn hóa, từ đó hình thành và phát triển bản lĩnh văn hóa. Các trường học có thể tổ chức những buổi giao lưu, triển lãm văn hóa; tổ chức các câu lạc bộ nghệ thuật, thể thao, hay những sự kiện mang đậm màu sắc văn hóa. Những hoạt động này không chỉ giúp HSSV phát huy năng khiếu cá nhân mà còn giúp các em học hỏi, giao lưu, nâng cao sự hiểu biết và tình yêu đối với văn hóa…

Nâng cao bản lĩnh văn hóa cho HSSV trong bối cảnh hiện nay không chỉ là nhiệm vụ của nhà trường mà còn của gia đình và xã hội. Việc trang bị cho thế hệ trẻ những kiến thức, kỹ năng và giá trị văn hóa là yếu tố then chốt để các em có thể tự tin, sáng tạo và thích nghi với mọi thử thách trong xã hội hiện đại. Những giải pháp nêu trên sẽ góp phần giúp HSSV không chỉ trở thành những công dân có ích cho xã hội mà còn là những người bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Nguyn Minh Hi

Bình luận (0)