Muốn bỏ thi “3 chung” phải nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông để làm cơ sở đánh giá trình độ HS. Đây là một bài toán không dễ cho ngành giáo dục.
Giáo sư, tiến sĩ Trần Hồng Quân, cho rằng khó khăn lớn nhất “cản trở” việc cải cách nền giáo dục toàn diện là do cấp học nào cũng chạy đua theo khối lượng kiến thức dẫn đến quá tải và tạo áp lực trong thi cử. Đây chính là tiền đề khiến học sinh có tâm trạng học để đối phó với thi cử, ít chăm chút nền tảng căn bản nên dễ dẫn đến hổng kiến thức.
Làm lại sách giáo khoa
Làm thế nào để nâng cao được chất lượng giáo dục THPT? Đây là bài toán không thể một sớm một chiều. Theo giáo sư Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ GD – ĐT, trước tiên cần “Dạy và học cẩn thận. Ngoài ra còn kèm theo các điều kiện khác như đầu tư trường lớp, sách giáo khoa, tài liệu giảng dạy và thí nghiệm…”.
Làm lại sách giáo khoa
Làm thế nào để nâng cao được chất lượng giáo dục THPT? Đây là bài toán không thể một sớm một chiều. Theo giáo sư Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ GD – ĐT, trước tiên cần “Dạy và học cẩn thận. Ngoài ra còn kèm theo các điều kiện khác như đầu tư trường lớp, sách giáo khoa, tài liệu giảng dạy và thí nghiệm…”.
HS Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM trong lễ khai giảng năm học mới. Ảnh: Quốc Hải |
Dạy cẩn thận chính là cách giáo viên linh hoạt trong giảng dạy để truyền đạt kiến thức đến học trò, nếu HS nào chưa hiểu thì giải thích thêm. Hàng tuần, hàng tháng, giáo viên phải kiểm tra kiến thức của học trò, nếu HS chưa đạt thì dạy bổ khuyết. Học cẩn thận là việc học sinh có bài phải học, có bài tập thì phải làm tốt, nếu chưa hiểu thì hỏi bạn, tra cứu tài liệu, hỏi thầy/cô giáo.
Sách giáo khoa là một trong những yếu tố để nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông. Song hiện nay, Sách giáo khoa của ta chưa đạt yêu cầu do thừa kiến thức hàn lâm, nhưng thiếu kiến thức cần cho cuộc sống. Bởi vậy, hầu hết các chuyên gia giáo đục đều khẳng định, phải biên soạn bộ Sách giáo khoa mới từ lớp 1 đến lớp 12 một cách nhanh chóng, không thể đợi đến 5 – 7 năm nữa. Đối với những môn học khoa học tự nhiên (toán, lý, hóa, sinh), nội dung phải như Sách giáo khoa của các nước tiên tiến. Còn các môn khoa học thì nên biên soạn lại.
Sách giáo khoa là một trong những yếu tố để nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông. Song hiện nay, Sách giáo khoa của ta chưa đạt yêu cầu do thừa kiến thức hàn lâm, nhưng thiếu kiến thức cần cho cuộc sống. Bởi vậy, hầu hết các chuyên gia giáo đục đều khẳng định, phải biên soạn bộ Sách giáo khoa mới từ lớp 1 đến lớp 12 một cách nhanh chóng, không thể đợi đến 5 – 7 năm nữa. Đối với những môn học khoa học tự nhiên (toán, lý, hóa, sinh), nội dung phải như Sách giáo khoa của các nước tiên tiến. Còn các môn khoa học thì nên biên soạn lại.
Đổi mới phương pháp học
Ở một khía cạnh khác, tiến sĩ Tưởng Phi Ngọ (ĐH Sư phạm TP.HCM) cho rằng, Bộ GD – ĐT nên đổi mới phương pháp dạy học. Trong đó, điều cốt lõi là HS phải tự học còn giáo viên là người hướng dẫn, điều khiển. Muốn vậy, đòi hỏi giáo viên phải có trình độ cao. Về phía các sở GD – ĐT địa phương nên có kế hoạch bồi dưỡng tập huấn và có biện pháp để nâng cao trình độ cho giáo viên. Không nên ỷ lại vào bộ, vì như vậy sẽ lâu và khiến chất lượng giáo viên sẽ bị tụt hậu so với các TP lớn.
Bên cạnh đó phải đẩy mạnh đào tạo giáo viên theo hướng giảm số lượng, tăng chất lượng. SV các trường sư phạm, các ngành sư phạm được đào tạo theo hướng tự học. “Bộ GD – ĐT nên tạm thời đình chỉ hoạt động giảng dạy ở những trường có ngành sư phạm mới mở không đủ các điều kiện giảng dạy dẫn đến chất lượng đào tạo thấp”, tiến sĩ Ngọ đề nghị.
Ở một khía cạnh khác, tiến sĩ Tưởng Phi Ngọ (ĐH Sư phạm TP.HCM) cho rằng, Bộ GD – ĐT nên đổi mới phương pháp dạy học. Trong đó, điều cốt lõi là HS phải tự học còn giáo viên là người hướng dẫn, điều khiển. Muốn vậy, đòi hỏi giáo viên phải có trình độ cao. Về phía các sở GD – ĐT địa phương nên có kế hoạch bồi dưỡng tập huấn và có biện pháp để nâng cao trình độ cho giáo viên. Không nên ỷ lại vào bộ, vì như vậy sẽ lâu và khiến chất lượng giáo viên sẽ bị tụt hậu so với các TP lớn.
Bên cạnh đó phải đẩy mạnh đào tạo giáo viên theo hướng giảm số lượng, tăng chất lượng. SV các trường sư phạm, các ngành sư phạm được đào tạo theo hướng tự học. “Bộ GD – ĐT nên tạm thời đình chỉ hoạt động giảng dạy ở những trường có ngành sư phạm mới mở không đủ các điều kiện giảng dạy dẫn đến chất lượng đào tạo thấp”, tiến sĩ Ngọ đề nghị.
“Không phải học sinh nào cũng có tư duy giống nhau để tiếp cận kiến thức phổ thông đạt trình độ nhất định. Vì vậy, mong muốn chất lượng giáo dục phổ thông phải làm dần dần. Như vậy, hiện tại, nên mở thêm các trường trung cấp nghề, để những HS không có điều kiện học lên bậc THPT thì chuyển sang học nghề”, ông Đặng Chính Nghĩa, Phó hiệu trưởng Trường ĐHSP TP HCM.
|
Theo Đất Việt
Bình luận (0)