Hội nhậpGiáo dục phát triển

Nâng cao “chỉ số hạnh phúc” cho lớp học Việt

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)
Giáo viên là một trong những nhân tố quyết định trong việc giúp học sinh cảm nhận niềm vui thích, sự hứng thú của việc tới trường cùng với mô hình “lấy học sinh làm trung tâm” sẽ là phương pháp học tập được mong đợi nhất. Những nỗ lực cải cách từ đội ngũ giảng dạy hiện đại đang tạo ra những thay đổi tích cực hứa hẹn một năm học bùng nổ.
Phòng Đào tạo iSMART tổ chức tập huấn nâng cao chất lượng giảng dạy năm học 2018 – 2019
Lớp học tương tác
Nhiều nhà giáo dục trên thế giới đồng ý rằng, bước sang thế kỉ 21, lớp học “lấy học sinh làm trung tâm” (student-centered) sẽ là phương pháp học tập tốt nhất. Mô hình trên được đánh giá tích cực khi xây dựng những trải nghiệm mới, giúp nâng cao “chỉ số hạnh phúc” của học sinh. Được ứng dụng thành công ở các nước có nền giáo dục hiệu quả và tiên tiến trên thế giới, tuy nhiên tại Việt Nam, việc áp dụng phương pháp này vẫn là bài toán nan giải, bởi một lớp học thường có sĩ số học sinh dao động từ 30 đến 50 em. Bên cạnh đó, các em học sinh trường công đã quen với cách học truyền thống nên sự đổi mới càng khó khăn hơn.
Thách thức trên đòi hỏi giáo viên phải có phương pháp quản lý lớp học hiệu quả. Cách truyền tải kiến thức cần linh hoạt, sáng tạo nhưng vẫn phải “cá nhân hóa” để phù hợp với khả năng tiếp thu của mỗi học sinh trong lớp học 50 người hiện nay. Cô Võ Thị Phương Dung, giáo viên iSMART tại TP.HCM chia sẻ: “Khi nhận lớp, mình luôn trao đổi với giáo viên chủ nhiệm để hiểu rõ hơn về học sinh. Sức học, cá tính của các em rất đa dạng. Với những bé có sức học yếu hơn, mình thường xếp ngồi bàn đầu, tích cực tương tác để bé có thể hiểu bài và bắt kịp các bạn trong lớp. Với những học sinh có cá tính đặc biệt, chủ động hơn, mình tạo cơ hội để các bé được hoạt động. Mình cũng thường xuyên di chuyển quanh lớp và phối hợp với thầy cô trợ giảng để để tương tác với tất cả các bé thay vì đứng yên trên bục giảng”.
Những tương tác tích cực trong lớp và nỗ lực từ giáo viên tâm huyết góp phần tạo nên mối sự gắn bó giữa thầy và trò trong mô hình giáo dục hiện đại. Sau 3 năm đồng hành cùng học sinh iSMART tại Đắk Lắk, Cô Bùi Thị Phương Thanh chia sẻ: “Lớp học hiện đại yêu cầu giáo viên không ngừng sáng tạo. Mình luôn suy nghĩ, đổi mới các hoạt động, trò chơi trên lớp để các con được tận hưởng bài học, tiếp thu kiến thức một cách hứng thú. Ví dụ như với bài học về các hành tinh trong hệ mặt trời, mỗi bé sẽ được đóng vai là một hành tinh mô tả về chu trình của hành tinh ấy (role model). Các bé ở dưới ai cũng có thể quan sát và đóng góp ý kiến. Với tiết học khác, mình sẽ ưu tiên chọn những bé mà tiết học trước chưa được tham gia đóng vai”.
Tăng tốc cùng học sinh
Hòa chung không khí chuẩn bị ráo riết cho năm học 2018 – 2019, đội ngũ giảng dạy cũng trở thành những “học sinh” tham gia các lớp học tập huấn chuyên môn kéo dài. Năm học mới, thách thức mới đòi hỏi các giáo viên phải làm mới kiến thức và kỹ năng của chính mình. Đó chính là lý do ra đời của các lớp học huấn luyện chuyên môn dành cho giáo viên. Một trong những lớp học điển hình cho hình thức huấn luyện này phải kể đến khóa Tập huấn nâng cao chất lượng quản lý, giảng dạy trong năm học 2018 – 2019 iSMART Education.
Được biết, nội dung tập huấn dành cho các giảng viên của chương trình học tiếng Anh qua môn Toán & Khoa học này bao gồm: củng cố kĩ năng sư phạm, phát triển trình độ chuyên môn, cập nhật các công nghệ giảng dạy mới nhất để khuyến khích học sinh tự do sáng tạo… Đáng chú ý phải kể đến việc thiết kế mỗi tiết học đều tập trung xây dựng khả năng chủ động giải quyết vấn đề, làm việc nhóm, tư duy phản biện. Đây đều là những kỹ năng cần thiết đối với học sinh thế kỷ 21. Việc các bé được củng cố kiến thức Toán và Khoa học bằng Tiếng Anh (STEM) là điều cần thiết để học sinh tự tin hội nhập quốc tế.
Ngoài ra, toàn bộ giáo viên còn được tập huấn kỹ năng sử dụng bài giảng số, kỹ năng sử dụng các thiết bị công nghệ như thiết bị tương tác, tối ưu hiệu quả sử dụng các slide giảng dạy… Qua thực tế, so sánh với cách dạy học Tiếng Anh truyền thống, phương pháp “lấy học sinh làm trung tâm” đem tới những kết quả khác biệt. Đặc trưng của phương pháp dạy tiếng Anh tại iSMART là sự lồng ghép, “remix” (phối lại) nhịp nhàng bài học: thêm vào một bài hát, vè, thơ, một đoạn phim ngắn, để học sinh nhảy, làm thí nghiệm, thảo luận, tranh luận… giáo viên đã kết hợp nhiều thể thức sáng tạo và xây dựng “văn hóa” thúc đẩy sáng tạo trong bộ môn tiếng Anh”, ông Bửu Nguyên, Phòng Đào tạo iSMART cho biết.
iSMART – Chương trình học tiếng Anh qua môn Toán và Khoa học đã và đang được triển khai tại nhiều trường Tiểu học, Trung học trên cả nước.
Theo dõi bí kíp dạy và đồng hành cùng học sinh học tập tại www.ismart.edu.vn

PV

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)