Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Nâng cao hiệu quả việc bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Năm hc 2023-2024 đưc ngành giáo dc xác đnh là năm hc bn l đ khép li mt hành trình đi mi giáo dc theo Chương trình GDPT 2018 trong năm hc 2024-2025 các khi lp cui cùng. Trong bi cnh đi mi, công tác bi dưng thưng xuyên cho đi ngũ giáo viên hơn bao gi hết cn hết sc chú trng…


Công tác bi dưng thưng xuyên cho giáo viên trong bi cnh hin nay cn hết sc chú trng

Nâng cao hiu qu công tác bi dưng thưng xuyên

Nhà giáo Nguyễn Ngọc Chung – Trường Cán bộ quản lý giáo dục TP.HCM nhìn nhận, bồi dưỡng thường xuyên là nhiệm vụ của giáo viên, cán bộ quản lý nhằm không ngừng bổ sung kiến thức về trình độ, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ; nâng cao phẩm chất, năng lực của từng cá nhân, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của vị trí việc làm, từ đó góp phần thực hiện tốt việc đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay.

Nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cần được xác định là trách nhiệm của hiệu trưởng nhà trường.

Theo ông, để hiệu trưởng nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của mình trong quản lý, chỉ đạo, tổ chức có hiệu quả hoạt động bồi dưỡng thường xuyên thì trước hết cần nâng cao nhận thức của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý về vai trò, ý nghĩa của hoạt động bồi dưỡng thường xuyên; Nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành trong xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của từng cơ sở giáo dục, giáo viên, cán bộ quản lý; Chủ động tham mưu, phối hợp trong việc lựa chọn, tổ chức các hình thức bồi dưỡng phù hợp cho đơn vị mình; Tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ tham gia bồi dưỡng thường xuyên; Tăng cường công tác kiểm tra các hoạt động bồi dưỡng thường xuyên…

“Tránh tình trạng giao khoán cho cá nhân, tổ chức, bộ phận chuyên môn thực hiện việc bồi dưỡng thường xuyên một cách hình thức, thiếu trách nhiệm và kém hiệu quả. Đặc biệt, cần tăng cường nâng cao trách nhiệm công tác kiểm tra, đánh giá, công nhận kết quả bồi dưỡng thường xuyên thông qua nhiều hình thức như: viết bài kiểm tra, bài thu hoạch, báo cáo chuyên đề, dự giờ… Từ đó hiệu trưởng mới có thể đánh giá được mức độ chuyển biến của từng cá nhân qua quá trình bồi dưỡng, đảm bảo công tác bồi dưỡng thường xuyên đi vào đúng thực chất, hiệu quả” – nhà giáo Nguyễn Ngọc Chung nhấn mạnh.

Trong khi đó, giảng viên Nguyễn Thanh Thủy – Trường Đại học Đồng Nai thẳng thắn, việc bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên phổ thông hiện được các trường sư phạm chủ yếu tập trung vào giáo viên cốt cán, giáo viên cốt cán phổ biến lại cho giáo viên đại trà. Như vậy, để công tác bồi dưỡng đạt hiệu quả thì cần giúp giáo viên nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của bồi dưỡng thường xuyên nhằm nâng cao năng lực, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp đáp ứng các yêu cầu của đổi mới giáo dục.

“Trước yêu cầu thực tế của đổi mới giáo dục toàn diện, các trường sư phạm chủ chốt cần có cái nhìn toàn cảnh về nhu cầu bồi dưỡng giáo viên phổ thông, chọn phương thức bồi dưỡng thường xuyên rộng rãi đến giáo viên hiệu quả hơn với tình hình hiện tại. Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn sâu cho giáo viên phổ thông đáp ứng dạy học môn tích hợp, bồi dưỡng cho giáo viên kỹ năng đánh giá sách giáo khoa theo cơ chế một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa, về kỹ năng quản lý bản thân, sử dụng công nghệ thông tin. Chú trọng bồi dưỡng cho giáo viên kỹ năng thiết kế công cụ đánh giá học sinh, năng lực giao tiếp, thấu hiểu học sinh. Đây chính là chìa khóa để tạo sự tương tác giữa giáo viên và học sinh…” – giảng viên Nguyễn Thanh Thủy kiến nghị.

Tăng cưng công tác kim tra, đánh giá giáo viên mm non

Đối với bậc mầm non, theo giảng viên Đào Vĩnh Hợp (Trường Đại học Sài Gòn), thời gian qua TP.HCM đã có nhiều chính sách chăm lo đời sống giáo viên cũng như bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non đáp ứng với đòi hỏi của giáo dục, đặc biệt là thí điểm thực hiện Chương trình GDMN mới.

Theo kế hoạch của Sở GD-ĐT TP.HCM, TP sẽ phối hợp với Trường Đại học Sài Gòn thực hiện nhiệm vụ nâng chuẩn trình độ của giáo viên các bậc mầm non, tiểu học, THCS giai đoạn 2021-2025. Trong giai đoạn 1 (tính đến hết ngày 31-12-2025), TP đảm bảo ít nhất 60% giáo viên mầm non được cấp bằng cao đẳng sư phạm hoặc cử nhân, ít nhất 50% giáo viên tiểu học và 60% giáo viên THCS được cấp bằng cử nhân.

Giảng viên này đánh giá, đội ngũ giáo viên mầm non TP.HCM được nâng lên cả về số lượng lẫn chất lượng, thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng, không ngừng đổi mới phương pháp nuôi dạy trẻ đáp ứng yêu cầu phát triển của trẻ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy công tác quản lý Nhà nước ở một số địa phương về hoạt động nuôi dạy trẻ ở các cơ sở mầm non ngoài công lập còn có nơi, có lúc chưa chặt chẽ, thiếu quan tâm kiểm tra, giám sát thường xuyên chất lượng nuôi dạy trẻ, công tác đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ chưa kịp thời; Áp lực tăng dân số cơ học cao của TP.HCM nhiều năm nay đã kéo theo tình trạng quá tải ở nhiều trường mầm non, từ đó dẫn đến phát sinh các cơ sở gửi trẻ nhỏ lẻ khó quản lý, giám sát…

Từ thực trạng trên, giảng viên Đào Vĩnh Hợp chỉ ra rằng, nâng cao đạo đức nhà giáo cho giáo viên mầm non là vấn đề cấp thiết của TP.HCM nhằm đáp ứng kịp thời xu hướng đổi mới của giáo dục trong bối cảnh hiện nay. Các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn TP cần tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên để có biện pháp phát huy và xử lý kịp thời, nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên mầm non và chất lượng đào tạo cho các cơ sở giáo dục.

Hình thức kiểm tra có thể làm khảo sát chất lượng giáo viên đầu năm học, kiểm tra, dự giờ… Qua kết quả kiểm tra, cán bộ quản lý có thể nắm được tình hình thực hiện chuyên môn, phẩm chất năng lực, đạo đức nhà giáo của giáo viên, kịp thời bổ sung, bồi dưỡng những thiếu sót, chưa phù hợp. Hơn nữa, cần phải tăng cường trách nhiệm của tập thể, cá nhân của mỗi cơ sở giáo dục mầm non trong công tác bồi dưỡng đạo đức nhà giáo cho giáo viên mầm non, trong đó vai trò của hiệu trưởng nhà trường được đặt lên hàng đầu.

“Nhà trường cũng nên xây dựng tiêu chí, quy trình, phương pháp để kịp thời tuyên dương các giáo viên có thành tích dạy học và rèn luyện đạo đức tốt, xử lý những hành vi vi phạm. Đặc biệt, cần tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và cộng đồng trong giáo dục trẻ để giảm bớt áp lực cho giáo viên mầm non” – giảng viên này đề xuất.

Đ Khương Yến

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)