Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Nâng cao sức khỏe răng miệng cho học sinh

Tạp Chí Giáo Dục

Sc khe răng ming là mt phn quan trng trong vic đm bo s phát trin toàn din cho tr em, đc bit là hc sinh tiu hc.

Buổi khám, kiểm tra sức khỏe răng miệng, điều trị dự phòng tại Trường Tiểu học Cần Thạnh 2, huyện Cần Giờ 

Mt mô hình hay

Từ tháng 4-2024, Sở Y tế TP.HCM đã triển khai thí điểm mô hình kết hợp giữa trạm y tế và trường học, trong đó thành lập các tổ nha lưu động bao gồm các nhân viên từ trường học, trạm y tế, trung tâm y tế, được sự hỗ trợ của 2 bệnh viện chuyên khoa răng hàm mặt đầu ngành của TP (Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương TP.HCM và Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP) nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe răng miệng cho học sinh.

Nhờ sự phối hợp này, các em học sinh tại 7 trường tiểu học thuộc 4 quận, huyện (Trần Hưng Đạo thuộc quận 1, Bàu Sen và Minh Đạo thuộc quận 5, Lam Sơn và Nguyễn Huệ thuộc quận 6, Cần Thạnh và Cần Thạnh 2 thuộc huyện Cần Giờ), đã được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe răng miệng ngay tại trường. Đây không chỉ là giải pháp giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cho phụ huynh mà còn giảm tải cho các cơ sở y tế tuyến trên.

Mô hình này đánh dấu một bước tiến quan trọng, không chỉ giúp giảm tỷ lệ sâu răng, viêm nướu mà còn tạo nền tảng cho việc chăm sóc sức khỏe toàn diện và bền vững.

Trong đợt 1 của chương trình, từ tháng 4 đến tháng 5-2024, 6.719 học sinh đã được khám và chăm sóc, chiếm 88,7% tổng số học sinh tại các trường tham gia. Đến đợt tái khám thứ hai, từ tháng 10 đến tháng 11-2024, số lượng học sinh tham gia đạt 6.612 em, tương đương 97,9%. Điều này cho thấy sự đồng thuận cao từ phụ huynh và học sinh. Các biện pháp dự phòng như bôi vecni fluor, trám bít hố rãnh và tư vấn vệ sinh răng miệng đã phát huy hiệu quả rõ rệt.

Theo thống kê, tỷ lệ sâu răng chung giảm từ 63,3% xuống còn 50,7%; đặc biệt, tỷ lệ sâu răng cối vĩnh viễn giảm mạnh từ 40,44% xuống 22,33%. Bên cạnh đó, tỷ lệ viêm nướu cũng giảm từ 45,2% xuống còn 33,67%, cho thấy tác động tích cực của chương trình đối với sức khỏe răng miệng của học sinh.

Không chỉ dừng lại ở việc điều trị, chương trình còn chú trọng đến các hoạt động giáo dục và tư vấn sức khỏe răng miệng. Học sinh được hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng đúng cách, từ việc đánh răng đúng kỹ thuật đến chế độ dinh dưỡng hợp lý. Điều này giúp hình thành thói quen tốt, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng trong tương lai. Ngoài ra, phụ huynh cũng được cung cấp thông tin để phối hợp cùng nhà trường và nhân viên y tế trong việc chăm sóc răng miệng cho con em mình.

Nhân viên y tế thuộc Trung tâm Y tế quận 6 đang khám, kiểm tra sức khỏe răng miệng, điều trị dự phòng cho học sinh dưới sự giám sát, hỗ trợ của Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương TP.HCM

Một lợi ích quan trọng khác của mô hình “Trường – Trạm” là việc xây dựng cơ sở dữ liệu sức khỏe răng miệng cho học sinh thông qua ứng dụng trực tuyến. Nhà trường có thể theo dõi tình trạng sức khỏe răng miệng của học sinh, từ đó lập kế hoạch tư vấn và điều trị kịp thời. Phụ huynh cũng có thể dễ dàng tiếp cận thông tin sức khỏe của con em mình, giúp việc chăm sóc trở nên thuận tiện hơn. Đây là một giải pháp mang tính đột phá, góp phần hiện đại hóa công tác chăm sóc sức khỏe học đường.

Đối với ngành y tế, mô hình này không chỉ giúp giảm tải cho các cơ sở y tế mà còn là cơ hội để nâng cao năng lực cho đội ngũ y tế cơ sở. Đến nay, 2 bệnh viện đầu ngành đã chuyển giao kỹ thuật cho 78 nhân viên y tế của 4 quận, huyện trên. Với số lượng này, TP đã đủ điều kiện thành lập được 7 tổ nha lưu động, đóng vai trò quan trọng trong việc khám và điều trị dự phòng cho học sinh ngay tại trường.

Nhng khó khăn tn ti

Tuy nhiên, chương trình thí điểm cũng chỉ ra những khó khăn thách thức, đặc biệt là sự thiếu hụt nhân sự y tế chuyên trách tại các trạm y tế và trung tâm y tế so với số lượng học sinh; chưa có cán bộ chuyên trách nha học đường ở các trạm y tế, hầu hết là kiêm nhiệm chưa được đào tạo về kỹ năng lâm sàng. Đối với huyện Cần Giờ, vị trí địa lý xa trung tâm và lực lượng nhân sự hạn chế đã gây trở ngại trong việc triển khai kỹ thuật và vận chuyển vật tư, thiết bị y tế đến các điểm trường.

Qua quá trình triển khai, một số bài học kinh nghiệm đã được rút ra. Đầu tiên, sự chỉ đạo quyết liệt từ các cấp lãnh đạo, đặc biệt là Sở Giáo dục và Đào tạo cùng UBND các quận, huyện, là yếu tố then chốt để chương trình đạt hiệu quả cao.

Nhìn v tương lai, vi nhng kết qu tích cc t giai đon thí đim, S Y tế TP.HCM đang lên kế hoch m rng mô hình “Trưng – Trm” trên toàn TP vào năm 2025 và nhng năm tiếp theo. S phi hp đng b gia ngành y tế, giáo dc cùng s đng thun t ph huynh và hc sinh s to tin đ cho vic xây dng mt thế h hc sinh khe mnh, t tin và phát trin toàn din.

Bên cạnh đó, công tác truyền thông cần được đẩy mạnh để phụ huynh và học sinh hiểu rõ lợi ích của chương trình, từ đó tích cực tham gia. Sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và trạm y tế cũng đóng vai trò quan trọng, đảm bảo việc triển khai diễn ra thuận lợi.

Ngoài ra, việc mở rộng cơ sở thực hành và tăng cường đào tạo cho nhân viên y tế cũng là điều cần thiết để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe răng miệng. Việc sắp xếp thời gian khám phù hợp với lịch học của học sinh cũng là một yếu tố cần được xem xét để tối ưu hóa hiệu quả của chương trình.

Đây không chỉ là cam kết của TP trong việc chăm sóc sức khỏe cho thế hệ trẻ mà còn là bước đi chiến lược hướng đến một môi trường giáo dục lành mạnh và bền vững. Với những nỗ lực không ngừng, mô hình “Trường – Trạm” hứa hẹn sẽ mang lại những giá trị lâu dài, góp phần xây dựng một cộng đồng khỏe mạnh và phát triển bền vững trong tương lai.

Thy Phm

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)