Hội nhậpGiáo dục phát triển

Nâng cao trí tuệ cảm xúc cho con, nên bắt đầu từ đâu?

Tạp Chí Giáo Dục

Vai trò của trí tuệ cảm xúc (EQ) đang ngày càng chứng tỏ sự quan trọng trong việc định hình lên sự thành công của mỗi đứa trẻ sau này. Một đứa trẻ với chỉ số thông minh cảm xúc cao sẽ làm chủ được cảm xúc của bản thân, biết cách kết nối với những người xung quanh, và tự tin thể hiện bản thân để đạt được mục tiêu. Vậy cha mẹ nên bắt đầu từ đâu? Và làm sao để nhận biết được môi trường nào sẽ giúp con nâng cao chỉ số thông minh cảm xúc khi lựa chọn trường học cho con?

1. Lắng nghe các cảm xúc của con

Ba mẹ có bao giờ ngồi xuống cùng chiều cao với con, nhìn thẳng vào mắt con và nói những lời yêu thương trìu mến hay nhờ vả bằng giọng điệu thật nhẹ nhàng, dịu dàng chưa? Ba mẹ có biết, con trẻ cũng muốn được giao tiếp bằng mắt, được lắng nghe từ những tiếng khóc dỗi hờn, được yêu thương bằng những cái ôm nồng ấm… Dù chúng bướng bỉnh hay chúng ăn vạ, tất cả là để nhận được sự chú ý từ ba mẹ. Việc cáu giận hay ra quyền uy, không làm con trẻ nghe lời, mà ngược lại càng khiến chúng bày tỏ sự chú ý lớn hơn. Nhưng nếu ba mẹ luôn bình tĩnh, luôn có những hành động giao tiếp bằng cả “trái tim” với con trẻ, chúng sẽ hiểu rằng chúng đang được lắng nghe, dù có khóc cũng đang được lắng nghe cẩn thận, và dịu dàng cùng chúng xử lý những cảm xúc cá nhân.

2. Giúp con tự tin bày tỏ bản thân

Bước thứ 2, ba mẹ hãy giúp con gọi tên chính xác cảm xúc mà mình có. Với các em bé mới bắt đầu tập nói, ba mẹ có thể đưa những từ vựng về cảm xúc này khi trẻ có phản ứng phù hợp với cảm xúc đó. Ví dụ cáu giận, khóc, đau, yêu, ghét… Hãy phát âm rõ ràng và cùng tập nói với trẻ để giúp trẻ nhận ra cảm xúc đó. Lớn hơn chút nữa, ba mẹ cũng đối diện với con qua từng hành động: ăn vạ, khóc, quên, … Có một bài tập khá hay cho các bà mẹ có con từ 3 tuổi trở lên, đó là cho bé 1 tấm bảng nam châm ở vừa tầm với, rồi vẽ những cảm xúc bằng khuôn mặt như buồn, giận, khóc… vào những miếng sticker bằng bàn tay, sau đó chia tấm bảng thành 7 ngày, với 4 thời điểm trong ngày. Khi nào con có biểu hiện gì thì sẽ dán khuôn mặt cảm xúc đó lên. Cuối tuần, với những cảm xúc tích cực, con sẽ nhận phần thưởng từ ba mẹ, cảm xúc tiêu cực thì con sẽ chịu một hình phạt nào đó. Việc này vừa giúp đứa trẻ nhận biết thế nào là cảm xúc tiêu cực và thế nào là cảm xúc tích cực.

3. Kiềm soát cảm xúc bản thân

Việc kiềm chế bản thân sẽ đến từ những kỉ luật ba mẹ tạo ra cho con. Nó xuất phát từ những hành động đơn giản như thưởng phạt rõ ràng, có giao kèo minh bạch với con để trẻ nhận biết thế nào là không được và được phép làm một cái gì. Khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ thường có thói quen sẽ chạy ngay lại khi con khóc, hay con cần đáp ứng một điều gì đó. Ví dụ khi con bất chợt thức giấc và khóc đòi mẹ. Tuy nhiên, theo lời khuyên từ các chuyên gia, việc chờ trẻ khóc một khoảng thời gian bằng số tuổi của bé cũng là cách giúp trẻ tự điều chỉnh cảm xúc của bản thân. Bởi bản chất của mọi cơn tantrum (cơn giận) đến từ việc đứa trẻ muốn nhận được sự chú ý NGAY LẬP TỨC và nếu chúng phải chờ, chúng đã có sự kiểm soát rất nhanh.

Đây là bước rất quan trọng, bởi kiểm soát tốt cảm xúc của bản thân sẽ giúp trẻ khi lớn lên thành người trưởng thành kiểm soát được không khí, môi trường chúng làm việc, học hành, kiểm soát được các cơn căng thẳng trong học tập hay công việc. Chúng sẽ không bị cuốn theo những sự việc tiêu cực mà tập trung vào mục tiêu mình đã đề ra.

4. Trở nên tự tin hơn

Cơ chế của sự tự tin đến từ việc trẻ biết và hiểu bản thân. Chúng cảm thấy chúng được bảo vệ từ ba mẹ, có sự lắng nghe từ ba mẹ, hiểu được cảm xúc từ bên trong, từ đó chúng bước ra ngoài và kiểm soát được mọi điều bất ngờ đến với mình trong một thời gian ngắn. Chúng thích nghi nhanh và có chính kiến, bảo vệ chính kiến, phát triển tư duy phản biện dựa trên việc tỉnh táo và tập trung, không bị điểm mù về những gì gọi là cảm xúc sai khiến.

Từ những điều trên, tương tự như trong gia đình, để lựa chọn cho con một môi trường học tập giúp con nâng cao sự tự tin, ở nơi đó có giáo viên luôn nhìn thẳng vào mắt con và ở cùng tầm với con khi giao tiếp, lắng nghe những cảm xúc của con, tạo ra cho con những kỉ luật thông qua các bài học, thông qua sự thưởng phạt rõ ràng… Đó là môi trường ba mẹ có thể gửi gắm.

Mẹ Liên, một phụ huynh đang có con theo học ở trường, một chuyên gia Trí tuệ cảm xúc cho biết: “Để gửi gắm con vào một môi trường mới, điều đầu tiên ba mẹ cần quan sát rất kỹ cách các giáo viên giao tiếp với con hơn là để ý tới cơ sở vật chất hay vẻ bề ngoài hào nhoáng của ngôi trường đó. Bởi giáo viên là người tương tác với con hàng ngày, là người sẽ mang tới cho con những bài học lớn đầu đời hơn là những vật chất vô tri ngoài kia. Trường Mầm non Song ngữ Bé Ong Sài Gòn là ngôi trường đã vượt qua được những tiêu chí gắt gao của một người mẹ trong tôi để nhận được trọn vẹn niềm tin khi đón con từ vòng tay mẹ. Mỗi ngày tới lớp, con tôi bước vào trường với phong thái tự tin và rất chủ động trong mọi hoạt động ở trường”.

Hệ thống Trường Mầm non Song ngữ Bé Ong Sài Gòn

Trường Mầm non Song ngữ Bé Ong Sài Gòn Nguyễn Đình Chiểu (quận 1)

Trường Mầm non Song ngữ Bé Ong Sài Gòn Nam Kì Khởi Nghĩa (quận 3)

Trường Mầm non Song ngữ Bé Ong Sài Gòn An Phú (quận 2)

T.D.V

Bình luận (0)