Tuyên truyền pháp luậtAn toàn giao thông

Nâng cao ý thức văn hóa giao thông cho học sinh, sinh viên

Tạp Chí Giáo Dục

Ý thc tham gia giao thông ca mt b phn không nh hc sinh, sinh viên (HS-SV) hin nay còn rt kém. Đ nâng cao ý thc cho nhng ch nhân tương lai ca đt nưc này thì cn s đi mi trong phương pháp giáo dc và tuyên truyn.


Nhiu n sinh THPT đến trưng bng xe đp. Ảnh: IT

Theo số liệu của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, trung bình mỗi năm có tới 2.000 thanh thiếu niên thiệt mạng vì tai nạn giao thông (TNGT) trên cả nước. HS THPT có liên quan tới 90% tổng số vụ TNGT kể trên. Tỷ lệ tử vong do TNGT của nhóm này có xu hướng gia tăng.

Giáo dc thái đ khi s dng phương tin giao thông

Một thực tế cho thấy, nhiều HS-SV hiện nay đang có những hành vi không tích cực, sự ứng xử thiếu chuẩn mực khi tham gia giao thông. Điều này, không chỉ làm xấu đi hình ảnh của các bạn mà còn là một trong những nguyên nhân dẫn đến mất mát cho bản thân cũng như nhiều người khác. Chính vì vậy, việc tuyên truyền và giáo dục cho HS-SV về văn hóa giao thông là việc làm cấp thiết.

Trong những năm gần đây, đời sống vật chất của các gia đình Việt Nam được cải thiện nên việc mua một chiếc xe máy cho con đi học không còn là vấn đề quá khó khăn. Điều đáng nói là nhiều phụ huynh đã chiều theo ý thích của các “cậu ấm, cô chiêu” trong việc cho con em mình sử dụng xe máy khi chưa đủ tuổi được pháp luật cho phép.

Khi được hỏi về việc điều khiển xe khi chưa đủ tuổi nếu gặp cảnh sát giao thông thì sẽ bị phạt vi phạm và tạm giữ xe thì nhiều HS có cùng ý kiến: “Chỉ cần mình khoác thêm áo bên ngoài đồng phục thì làm sao các chú cảnh sát giao thông biết được mình là HS. Mà nếu có bị tạm giữ xe thì bố mẹ cũng lên đóng phạt rồi lấy xe về thôi”. Đây không hẳn là thái độ của một vài HS mà của khá nhiều HS. Dường như điều này trở thành một phản ứng tự vệ thường trực dẫu biết rằng không thực sự có thể bảo vệ chính mình một cách hiệu quả. Chính vì thế, việc giáo dục thái độ khi sử dụng phương tiện giao thông cho HS là vô cùng cần thiết.

Đối lập với đại bộ phận HS chấp hành đúng Luật Giao thông và có những hành vi hết sức văn hóa khi tham gia giao thông là một bộ phận nhỏ HS chưa nghiêm túc chấp hành các quy định về an toàn giao thông. Thực tế này đòi hỏi phải tăng cường công tác giáo dục an toàn giao thông từ phía gia đình, cũng như nhà trường và xã hội cho HS.

Va chạm trên đường là điều không may xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của người tham gia giao thông. Tuy nhiên, mỗi khi va chạm giao thông thường thiếu hẳn tính văn hóa trong xử sự của mọi người. Hành vi dễ nhận thấy nhất của người tham gia giao thông không may xảy ra va chạm trên đường là thiếu sự bình tĩnh, thiếu kiềm chế cảm xúc, các bạn HS-SV có thể văng ra những lời thô tục một cách vô tư giữa nơi công cộng, rồi cãi vã, chửi bới nhau tranh giành phần thắng thua là chuyện thường giữa phố chợ. Tuy nhiên, việc cãi vã nhau chỉ là bước đầu tiên, nếu dùng lời nói không giải quyết được mâu thuẫn của vụ va chạm trên đường thì các bạn lại dùng vũ lực. Chính vì thế, rất cần việc giáo dục thái độ cho HS-SV khi xảy ra va chạm trên đường.

Giáo dục đạo đức, lối sống, nhân cách cho HS-SV, trong đó bao gồm cả văn hóa khi tham gia giao thông thực sự đang là một yêu cầu bức thiết. Xây dựng văn hóa giao thông chính là góp phần giáo dục văn hóa, lối sống đẹp cho thế hệ trẻ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn cho chính mình và những người xung quanh.

Phi hp đng b gia gia đình – nhà trưng – xã hi

Nếu như ở bậc THCS, HS chủ yếu quan tâm đến những đặc điểm bên ngoài thì ở bậc THPT, các bạn đã hướng đến tự đánh giá những giá trị bên trong thuộc về năng lực, tính cách, đạo đức của bản thân, cũng như tự đánh giá các hành vi xã hội, trong đó có hành vi giao thông của mình. Đặc điểm tâm lý này được biểu hiện thông qua ý thức chấp hành nghiêm túc Luật Giao thông, biết cách giữ gìn hình ảnh của bản thân bằng những hành vi phù hợp, đúng quy định trong cuộc sống hàng ngày cũng như khi tham gia giao thông nói riêng.

Giáo dc đo đc, li sng, nhân cách cho HS-SV, trong đó bao gm c văn hóa khi tham gia giao thông thc s đang là mt yêu cu bc thiết. Xây dng văn hóa giao thông chính là góp phn giáo dc văn hóa, li sng đp cho thế h tr, đng thi góp phn bo đm an toàn cho chính mình và nhng ngưi xung quanh.

Căn cứ theo quy định của pháp luật thì HS cấp THPT từ đủ 16 tuổi đến 18 tuổi chỉ được phép sử dụng xe đạp, xe đạp điện và xe gắn máy có dung tích xi lanh dưới 50cm3. Nếu HS chấp hành đúng quy định này, chỉ sử dụng các phương tiện cho phép thì các em hoàn toàn có đủ khả năng điều khiển phương tiện giao thông một cách an toàn. Trong thực tế, hình như rất hiếm khi xảy ra các vụ TNGT do xe đạp hay xe gắn máy có phân khối dưới 50cm3 do HS điều khiển gây ra. Có chăng, các vụ TNGT ở lứa tuổi HS là do các em sử dụng các phương tiện giao thông không đúng quy định của pháp luật.

Thế giới quan của HS lúc này cũng đã bắt đầu hình thành. Chúng ta có thể thấy, hầu hết HS đều nghiêm túc chấp hành Luật Giao thông và thể hiện sự không đồng tình, thậm chí là phê phán với những hành vi vi phạm văn hóa khi tham gia giao thông. Chẳng hạn như, trước hiện tượng các nam sinh chạy xe phân khối lớn và thường nẹt pô xe tạo ra những âm thanh lớn, một bạn nữ sinh lớp 11 cho rằng: “Đó là hành vi không thể chấp nhận được. Các bạn ấy cứ nghĩ rằng chạy xe đẹp, nẹt pô ầm ĩ là để thu hút sự chú ý của các bạn nữ nhưng sự thật thì hoàn toàn ngược lại. Đối với em và một số bạn nữ khác rất ghét những bạn nam như vậy”.

Xuất phát từ những đặc điểm tâm lý trên, công tác giáo dục an toàn giao thông cho HS THPT đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ giữa gia đình – nhà trường – xã hội. Đồng thời, phải đảm bảo nguyên tắc giáo dục thông qua tập thể bởi vì ở lứa tuổi này, bạn bè đối với các em vẫn hết sức quan trọng. Hình thức giáo dục cần linh hoạt, đa dạng, có thể lồng ghép trong các buổi dã ngoại, tham quan thực tế hay tọa đàm… Điều quan trọng là phải định hướng nhân cách cho HS một cách đúng đắn cũng như tập trung giáo dục tình cảm, đạo đức cho các em.

Trong bối cảnh công nghệ phát triển như hiện nay, các hình thức tuyên truyền, giáo dục về văn hóa giao thông cho HS-SV cũng có nhiều sự đổi mới. Việc sử dụng công nghệ hiện đại để truyền tải kiến thức về an toàn giao thông cho HS-SV mang đến những trải nghiệm chân thực, để lại ấn tượng mạnh mẽ. Từ đó sẽ nhanh chóng phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao văn hóa của thế hệ trẻ khi tham gia giao thông.

Sơn Hunh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)