Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Nâng chất lao động cho doanh nghiệp Hàn Quốc

Tạp Chí Giáo Dục

Theo thng kê ca bà Nguyễn Thị Huyền Ngọc (Trung tâm Xúc tiến đầu tư phía Nam, Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) ti mt hi tho mi đây cho thy, hin Hàn Quốc là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam với gần 57,66 tỷ USD, cao hơn Nhật Bản (đang đứng vị trí thứ hai vi 49,46 tỷ USD) và bỏ xa Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc…

Sinh viên Khoa Đông phương hc (Trưng ĐH Văn Hiến) đang đưc ging viên Hàn Quc hưng dn hc v văn hóa Hàn Quc, đây là mt trong nhng ni dung cn thiết khi bưc vào th trưng lao đng

Bà Trần Thị Hòa (Trường ĐH Văn Hiến) thông tin, theo Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam, các doanh nghiệp Hàn Quốc cho biết sẽ tăng đầu tư vào Việt Nam trong thời gian tới vì họ hài lòng với hoạt động quản lý kinh doanh tại nước ta. Các dự án của nhà đầu tư Hàn Quốc đa số rất hiệu quả và có tác động tích cực đến nền kinh tế Việt Nam.

Thời gian qua, Hàn Quốc đã mở cửa tạo điều kiện cho học sinh Việt Nam sang học tập, từ đó tạo ra một lực lượng lớn nhân sự có kiến thức, kỹ năng, tiếng Hàn về phục vụ cho chính các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam. Theo công bố của Viện Quốc gia về giáo dục quốc tế ở Hàn Quốc vào đầu năm 2018, số lượng du học sinh Việt Nam tại Hàn Quốc trong năm 2017 là 14.614 người, chỉ đứng sau du học sinh Trung Quốc.

Bà Hòa chỉ ra rằng nguồn lao động đông, trẻ, nguồn bổ sung lao động lớn là những lợi thế để Việt Nam thu hút các nhà đầu tư Hàn Quốc thời gian qua. Nguồn lao động trẻ gắn với những điểm mạnh như sức khỏe tốt, năng động, dễ tiếp thu cái mới, nắm bắt công nghệ nhanh, di chuyển dễ dàng. Nếu được học văn hóa, đào tạo nghề, họ sẽ phát huy khả năng trong quá trình hội nhập với các doanh nghiệp nước ngoài.

Lao động Việt Nam được các công ty Hàn Quốc hài lòng ở tính cần cù, chịu khó, sáng tạo và nhanh chóng hòa nhập với môi trường sinh hoạt, làm việc. Tuy vậy, cơ cấu và chất lượng lao động Việt Nam còn nhiều bất cập so với yêu cầu của các doanh nghiệp Hàn Quốc. Theo đó, đa số là lao động không có tay nghề và chuyên môn kỹ thuật; số lao động có tay nghề vẫn còn thấp; đội ngũ cán bộ kỹ thuật, người lao động chuyên nghiệp vẫn thiếu nhiều kỹ năng. Trong môi trường toàn cầu hóa, ngoại ngữ là yếu tố cần được chú trọng hàng đầu để các ứng viên mở rộng cơ hội nghề nghiệp, song đây vẫn là điểm yếu của nhiều lao động Việt Nam. Ngoài ra, lao động Việt Nam biết tiếng Hàn ít gây khó khăn trong việc chuyển giao công nghệ…

Khi tham gia vào các cộng đồng kinh tế thế giới, nhân lực Việt Nam phải cạnh tranh khốc liệt với các quốc gia khác. Khi đó, nhân lực trẻ, giá rẻ không còn là lợi thế để thu hút các nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản… nữa, từ đó tỷ lệ thất nghiệp có thể tăng lên.

Theo bà Hòa, việc cải thiện, nâng cao chất lượng lao động Việt Nam đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp Hàn Quốc và các nước khác cần đi từ giáo dục. Các chương trình đào tạo nên tiếp cận chuẩn quốc tế, chú trọng thời lượng thực hành để người học nhanh chóng tiếp cận được thực tế. Thắt chặt hợp tác doanh nghiệp, nhất là hợp tác quốc tế để phát triển nhân lực chất lượng cao.

Bên cạnh đó, thường xuyên tổ chức các ngày hội tuyển dụng nhân lực Việt – Hàn để người lao động và nhà tuyển dụng có cơ hội tiếp cận nhau. Tổ chức nhiều hoạt động giao lưu văn hóa giữa hai nước để tăng cường hiểu biết lẫn nhau, từ đó giảm thiểu được những xung đột giữa người lao động Việt và doanh nghiệp Hàn do khác biệt văn hóa…

T.Trân

 

Bình luận (0)