Số trẻ em và người lớn mắc bệnh hô hấp ngày càng có xu hướng tăng cao do thời tiết nắng nóng kéo dài. Một phòng của khoa hô hấp chỉ rộng hơn 10m2 nhưng chứa tới 50 người lớn, trẻ em. Mỗi bệnh nhi kèm theo một người nhà chăm sóc.
Một giường bệnh tại khoa hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng 1 – Ảnh: T.Dương |
Theo bác sĩ Trần Anh Tuấn, khi thấy trẻ có một trong những triệu chứng bất ổn sau ở đường hô hấp cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay: trẻ tím tái, bỏ bú hoặc bú kém (ở trẻ dưới hai tháng tuổi), trẻ không uống được, trẻ ngủ li bì khó đánh thức, co giật, thở có tiếng rít (trẻ trên hai tháng tuổi). |
Phòng 306 của khoa hô hấp chỉ rộng hơn 10m2 nhưng chứa tới 50 người lớn, trẻ em. Mỗi bệnh nhi kèm theo một người nhà chăm sóc. Dù phòng vẫn mở quạt trần nhưng bà mẹ nào cũng cầm trên tay chiếc quạt giấy để quạt cho con. Chị K. ngụ ở Q. Bình Tân, kể ngoài trời đã nóng nực, phòng bệnh còn nóng nực hơn. Chị phải ngồi bế con ròng rã, phòng bệnh luôn ồn nên cứ đặt xuống là con chị lại tỉnh giấc, khóc ré.
Theo ghi nhận của chúng tôi, tại các phòng bệnh của khoa hô hấp, giường ít bệnh nhân nhất cũng có ba trẻ và giường nhiều bệnh nhất được xếp đến 6 trẻ/giường. Các bà mẹ cho biết sắp xếp vậy thôi chứ một giường không thể đặt cả sáu trẻ lên nằm được. Do vậy, một nửa số trẻ sẽ được các bà mẹ tự nguyện ẵm ra ngủ hành lang, nửa còn lại ở trong phòng.
Sơ cứu cho người say nắng Theo bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Nga, trước tiên cần đưa người say nắng vào nơi râm mát, nới rộng đồ cho thoáng, sau đó nên cho uống một ly nước chanh có đường để giải nhiệt, có thể uống thêm một viên thuốc Paracetamol. Thường người say nắng sẽ tự hồi tỉnh, tuy nhiên có những trường hợp dù đã được chăm sóc như hướng dẫn trên nhưng tình trạng say nắng vẫn không cải thiện thì cần đưa nạn nhân đến bệnh viện để được điều trị.
|
Bình luận (0)